Nghị luận xã hội về lòng đố kỵ môn Ngữ Văn lớp 9? Mục tiêu chương trình Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?

Nghị luận xã hội về lòng đố kỵ môn Ngữ Văn lớp 9? Mục tiêu chương trình Ngữ Văn cấp trung học cơ sở? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn theo Chương trình môn Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT?

Nghị luận xã hội về lòng đố kỵ môn Ngữ Văn lớp 9?

Tham khảo Nghị luận xã hội về lòng đố kỵ môn Ngữ Văn lớp 9 dưới đây:

Nghị luận xã hội về lòng đố kỵ môn Ngữ Văn lớp 9

Con người không ai là hoàn hảo cả, ai cũng có mặt tốt mặt xấu. Chúng ta phải biết học hỏi những cái hay từ người khác để phát triển bản thân mình chứ không nên đố kỵ, ghen tuông với người khác.

Vậy lòng đố kỵ là gì? Lòng đố kỵ được định nghĩa là sự khao khát cực đoan đối với những gì người khác sở hữu trong khi bản thân không có. Hầu hết con người đều từng trải qua cảm giác đố kỵ và không thể hoàn toàn thoát khỏi nó. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ hơn về sự đố kỵ, bạn có thể dần khắc phục được nó.

Lòng đố kị được sinh ra từ nhiều yếu tố như: Sự thiếu tự tin, không muốn mình thua kém người khác, do sự kỳ vọng của gia đình và xã hội quá cao, do cảm giác bất mãn và không hài lòng với cuộc sống. Biểu hiện của lòng đố kỵ được thể hiện qua việc họ luôn ghen ghét và thường cảm thấy khó chịu, tức giận khi người khác đạt được một thành tựu nào đó. Họ không hài lòng với cuộc sống của bản thân, bị ám ảnh bởi sự thành công của người khác và sẽ luôn tìm cách nói xấu, hạ bệ.

Lòng đố kỵ là nguyên nhân dẫn đến nhiều sự tiêu cực trong cuộc sống. Nó nuốt chửng, chi phối suy nghĩ, hành động và nhận thức của bản thân, tạo ra một môi trường tiêu cực không lành mạnh, tác động đến sức khỏe, tinh thân cũng như sự phát triển của bản thân. Chính vì vậy, để bản thân tránh xa khỏi lòng đố kị, mỗi người cần phải rèn luyện rất nhiều. Đầu tiên chính là về tri thức. Chỉ khi có đủ hiểu biết, có đủ kiến thức, kinh nghiệm thì con người mới có thể có cái nhìn rõ nét hơn về khả năng của mình, từ đó cố gắng sửa đổi và phát triển bản thân. Tiếp theo chính là đạo đức. Con người phải biết bỏ qua thói ghen tị, biết lấy những tấm gương tốt kia làm động lực phát triển bản thân thay vì hạ thấp người khác. Việc cạnh tranh công bằng, lành mạnh sẽ giúp bản thân ngày một tiến bộ và hoàn thiện hơn.

Nói tóm lại, lòng đố kỵ là một thứ mà chúng ta cần tránh xa và loại bỏ. Là một học sinh, em sẽ cố gắng rèn luyện bản thân mình, không ghen tị với những thành công mà các bạn khác đạt được mà lấy nó làm động lực để phát triển bản thân mình.

*Nghị luận xã hội về lòng đố kỵ môn Ngữ Văn lớp 9 trên chỉ mang tính chất tham khảo

Nghị luận xã hội về lòng đố kỵ môn Ngữ Văn lớp 9?

Nghị luận xã hội về lòng đố kỵ môn Ngữ Văn lớp 9? (Hình từ Internet)

Mục tiêu chương trình Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?

Căn cứ theo Chương trình môn Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình Ngữ Văn cấp trung học cơ sở như sau:

(1) Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

(2) Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

(3) Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?

Căn cứ vào Chương trình môn Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về 2 giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn như sau:

(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

(2) Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.

Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
10 Lời chúc thi tốt dành cho học sinh trung học phổ thông? Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong mấy năm?
Pháp luật
Môn Ngữ Văn: 5 Đoạn văn kể một việc em thích làm trong ngày nghỉ? Mục tiêu cấp tiểu học môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn? Lập dàn ý? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn về phương tiện trong tương lai bằng tiếng Anh? Mẫu viết đoạn văn về phương tiện trong tương lai bằng tiếng Anh?
Pháp luật
Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong cuộc sống lớp 7?
Pháp luật
Nghị luận xã hội về lòng đố kỵ môn Ngữ Văn lớp 9? Mục tiêu chương trình Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?
Pháp luật
Lượng mưa là gì? Đơn vị đo lượng mưa được tính bằng gì? Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là yêu cầu cần đạt trong chương trình Địa lý lớp mấy?
Pháp luật
Môn Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh dạng trắc nghiệm? Định hướng chung của môn Lịch sử là gì?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn tập thi THPT quốc gia bài 1? Đặc điểm của môn Lịch sử theo chương trình THPT?
Pháp luật
Nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
21 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào