Ngôn ngữ nói là gì? Ví dụ về ngôn ngữ nói? Điểm khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Nội dung giáo dục phải bảo đảm yêu cầu nào?
Ngôn ngữ nói là gì? Ví dụ về ngôn ngữ nói? Điểm khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
Ngôn ngữ nói là gì?
- Khái niệm: Ngôn ngữ nói (còn gọi là khẩu ngữ) là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác; gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống thường nhật như trò chuyện ở gia đình, nhà trường, nhà máy, công sở,…; Trong một số trường hợp đặc biệt, ngôn ngữ nói cũng xuất hiện dưới hình thức văn bản viết, ví dụ: tin nhắn qua điện thoại hoặc qua các ứng dụng trên mạng xã hội,... |
Ví dụ về ngôn ngữ nói:
Trong đời sống hằng ngày:
– “Hôm nay trời đẹp quá nhỉ?”
– “Ê, đi ăn chưa?”
– “Cậu rảnh không? Tớ cần giúp một chút.”
Trong tác phẩm văn học:
“Ối làng nước ơi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi rồi!”
(Nam Cao – Chí Phèo)
Trong tin nhắn hoặc trò chuyện online:
– “Ủa, thiệt hả?”
– “Haha, mắc cười quá trời luôn!”
Ngôn ngữ nói là gì? (Hình từ Internet)
Điểm khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
Ngôn ngữ nói | Ngôn ngữ viết |
- Tiếp xúc trực tiếp. – Người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích | – Không tiếp xúc trực tiếp – Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ. |
Trong ngôn ngữ nói có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. | – Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ. |
– Ngôn ngữ nói thường có những biểu hiện nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ | – Ngôn ngữ viết có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ… |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Học về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói là nội dung trong chương trình Ngữ văn lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung giáo dục như sau:
LỚP 11 |
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. Cách giải thích nghĩa của từ 2. Lỗi về thành phần câu và cách sửa 3.1. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, đối: đặc điểm và tác dụng 3.2. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng 3.2. Kiểu văn bản và thể loại - Văn bản nghị luận: mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng với luận đề; sự phù hợp giữa nội dung với nhan đề của văn bản; mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; các yếu tố thuyết minh, tự sự và biểu cảm trong văn bản nghị luận; bài nghị luận về một vấn đề xã hội; bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm nghệ thuật (văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc,...) - Văn bản thông tin: vai trò của các dữ liệu, thông tin trong việc thể hiện ý tưởng, nội dung chính hay thông điệp của văn bản; một số dạng văn bản thông tin tổng hợp; nhan đề, mục đích và thái độ của người viết văn bản; bài thuyết minh tổng hợp; báo cáo nghiên cứu 3.3. Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu 4.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói 4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... |
Theo đó, đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói là nội dung trong chương trình Ngữ văn lớp 11 được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.
Nội dung giáo dục phải bảo đảm yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Giáo dục 2019 quy định yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Như vậy, nội dung giáo dục phải bảo đảm yêu cầu sau:
- Bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên;
- Coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân;
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại;
- Phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
Lưu ý: Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?
- Mục tiêu chung của tuyên truyền cải cách hành chính theo Quyết định 049 là gì? Tuyên truyền cải cách hành chính thực hiện qua hình thức nào?
- Cục Bản quyền tác giả thuộc cơ quan nào? Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng không theo Quyết định 693?
- Cục Xuất nhập khẩu có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh không? Trụ sở chính của Cục Xuất nhập khẩu?
- Thủ tục tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua 2025 cấp trung ương?