Người bị khởi tố hình sự nhưng đang không biết ở đâu thì có được truy nã không? Giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú thế nào?
Người bị khởi tố hình sự nhưng đang không biết ở đâu thì có được truy nã không?
Người bị khởi tố hình sự nhưng đang không biết ở đâu thì có được truy nã không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC có quy định:
Đối tượng bị truy nã
1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Cũng theo khoản 1 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, người bị khởi tố hình sự (bị can) không biết đang ở đâu thuộc đối tượng bị truy nã.
Cho nên, người bị khởi tố hình sự nhưng đang không biết ở đâu thì bị truy nã theo quy định pháp luật.
Lưu ý một số nguyên tắc truy nã:
- Việc truy nã phải nhanh chóng, kịp thời và phải đúng người, đúng hành vi phạm tội, bảo đảm tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm ra quyết định truy nã trái với quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC.
Ra quyết định truy nã đối với người bị khởi tố hình sự nhưng đang không biết ở đâu thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC có quy định về việc ra quyết định truy nã như sau:
Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ căn cứ xác định đối tượng không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
- Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng.
Khi có đủ căn cứ xác định bị can không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã.
Trường hợp chưa có lệnh bắt bị can để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
- Quyết định truy nã phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;
+ Tên cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã;
+ Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;
+ Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);
+ Tội danh bị khởi tố;
+ Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.
- Trong trường hợp bị can phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can.
Giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC có quy định về việc giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú như sau:
Khi có người bị truy nã đến đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp thì các cơ quan này phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Khi tiếp nhận người bị truy nã ra đầu thú, Cơ quan điều tra phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú (nếu cơ quan bàn giao chưa lập biên bản) và lấy lời khai về hành vi phạm tội, quá trình trốn, lý do đầu thú và những vấn đề khác có liên quan.
Người phạm tội bị truy nã ra đầu thú thì được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.
Người có quyết định thi hành án phạt tù bỏ trốn bị truy nã ra đầu thú nhưng đang bị bệnh hiểm nghèo (có kết luận của Hội đồng y khoa Bệnh viện cấp tỉnh trở lên), phụ nữ có thai (có xác nhận của Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên), người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người lao động duy nhất trong gia đình (có xác nhận của chính quyền địa phương) nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì Tòa án có thể cho tạm hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
- Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?
- Mục tiêu chung của tuyên truyền cải cách hành chính theo Quyết định 049 là gì? Tuyên truyền cải cách hành chính thực hiện qua hình thức nào?
- Cục Bản quyền tác giả thuộc cơ quan nào? Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng không theo Quyết định 693?
- Cục Xuất nhập khẩu có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh không? Trụ sở chính của Cục Xuất nhập khẩu?