Người có công với cách mạng tại Thành phố Hồ Chí Minh có được nhận quà tặng bằng tiền mặt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam không?
- Người có công với cách mạng tại Thành phố Hồ Chí Minh có được nhận quà tặng bằng tiền mặt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam không?
- 12 đối tượng được xem là người có công với cách mạng bao gồm những ai?
- Chính sách và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Người có công với cách mạng tại Thành phố Hồ Chí Minh có được nhận quà tặng bằng tiền mặt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam không?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2025 có quy định như sau:
Điều 1. Chi quà tặng bằng tiền mặt số tiền 2.500.000 đồng/người nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cho 60.649 người theo danh sách đính kèm.
Như vậy, theo Nghị quyết trên thì không chỉ người có công cách với cách mạng, mà nhân thân nhân người có công với cách mạng vẫn thuộc đối tượng được nhận quà tặng bằng tiền mặt với số tiền 2.500.000 đồng/người cho 60.649 người theo danh sách đính kèm.
Người có công với cách mạng tại Thành phố Hồ Chí Minh có được nhận quà tặng bằng tiền mặt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam không? (Hình từ internet)
12 đối tượng được xem là người có công với cách mạng bao gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 có quy định như sau:
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì 12 đối tượng được xem người có công với cách mạng bao gồm:
(1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
(2) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
(3) Liệt sỹ;
(4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
(5) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
(6) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
(7) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
(8) Bệnh binh;
(9) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
(10) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
(11) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
(12) Người có công giúp đỡ cách mạng.
Ngoài ra, theo căn cứ trên cũng có quy định về thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.
Chính sách và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 6 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 có quy định về nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng như sau:
(1) Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ và thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
(2) Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
(3) Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.
(4) Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 12 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 và khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.
Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.
(5) Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
- Thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020
- Thân nhân của một liệt sỹ đồng thời là thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một liệt sỹ và trợ cấp tuất hằng tháng của một người có công với cách mạng;
- Thân nhân của hai liệt sỹ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của liệt sỹ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020
- Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một đối tượng;
- Con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học thì không được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
(6) Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?
- Bộ câu hỏi về Nghị quyết 76 về cải cách hành chính file word có đáp án? Trắc nghiệm Nghị quyết 76 có đáp án?
- Để trở thành tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng 2 cần phải có bằng trung cấp trở lên đúng không?