Người lái xe ô tô hoạt động vận tải người nội bộ được từ chối điều khiển phương tiện khi nào? Xe ô tô vận tải phải được niêm yết cụm từ gì?
Người lái xe ô tô hoạt động vận tải người nội bộ được từ chối điều khiển phương tiện khi nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 24 Nghị định 158/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định đối với vận tải người nội bộ bằng xe ô tô
...
3. Người lái xe ô tô hoạt động vận tải nội bộ
a) Có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe, hướng dẫn cho người ngồi trên xe về an toàn giao thông và thoát hiểm khi gặp sự cố, yêu cầu người ngồi trên xe thắt dây an toàn trước khi cho xe khởi hành; kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý bảo đảm an toàn;
b) Thực hiện quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày, thời gian nghỉ theo khoản 1 Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Không được chở người trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để người đu, bám bên ngoài xe; không được chở hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu hành, hàng lậu, động thực vật hoang dã; không được chở người, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, quá số người theo quy định;
d) Từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không bảo đảm các điều kiện về an toàn, không có hoặc không có đủ dây an toàn trên xe.
Như vậy, người lái xe ô tô hoạt động vận tải người nội bộ được từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không bảo đảm các điều kiện về an toàn, không có hoặc không có đủ dây an toàn trên xe.
Người lái xe ô tô hoạt động vận tải người nội bộ được từ chối điều khiển phương tiện khi nào? Xe ô tô vận tải người nội bộ phải được niêm yết cụm từ gì? (Hình từ Internet)
Quy định về công tác quản lý an toàn giao thông trong hoạt động vận tải nội bộ?
Căn cứ vào khoản 10 Điều 11 Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định đơn vị hoạt động vận tải nội bộ phải theo dõi, tổng hợp hoạt động của lái xe, xe ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ trong quá trình vận tải cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên; vận tải sản phẩm, hàng hóa hoặc trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, nhiên liệu để phục vụ quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của đơn vị vận tải nội bộ.
Đơn vị vận tải nội bộ, người lái xe phải bảo đảm tối thiểu công tác quản lý an toàn giao thông trong hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ theo các nội dung quy định sau:
(1) Quy định tại điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định 158/2024/NĐ-CP;
(2) Kiểm tra giấy phép lái xe của người lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận đăng ký xe;
(3) Sau khi được giao nhiệm vụ và trước khi cho xe khởi hành, người lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển phải thực hiện:
- Kiểm tra bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện; kiểm tra hệ thống lái; kiểm tra các bánh xe;
- Kiểm tra hệ thống phanh; hệ thống đèn, còi; thông tin niêm yết trên xe.
Khi xe đang hoạt động trên đường, người lái xe phải:
- Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện để vận chuyển hành khách, hàng hóa
- Chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong một ngày, trong một tuần, quy định về tốc độ, hành trình chạy xe;
- Báo cáo ngay thời gian, địa điểm và nguyên nhân khi xảy ra sự cố mất an toàn giao thông để đơn vị có biện pháp xử lý kịp thời.
Sau khi kết thúc hành trình hoặc kết thúc ca làm việc, trước khi rời khỏi xe, người lái xe phải kiểm tra khoang hành khách để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách);
(4) Đơn vị vận tải nội bộ phải thực hiện:
- Theo dõi, tổng hợp quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ vận chuyển của phương tiện và người lái xe;
- Thực hiện nhắc nhở, chấn chỉnh khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn giao thông;
- Thực hiện thống kê quãng đường phương tiện đã thực hiện làm căn cứ lập kế hoạch và thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện bảo đảm theo đúng chu kỳ bảo dưỡng định kỳ;
- Thống kê và theo dõi kết quả bảo dưỡng, sửa chữa của từng phương tiện;
- Tổng hợp các sự cố mất an toàn giao thông trong quá trình xe hoạt động vận tải trên đường.
Xe ô tô vận tải người nội bộ phải được niêm yết cụm từ gì trên xe?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 24 Nghị định 158/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định đối với vận tải người nội bộ bằng xe ô tô
1. Xe ô tô vận tải người nội bộ
...
b) Xe ô tô phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE NỘI BỘ” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe, kích thước tối thiểu của cụm từ “XE NỘI BỘ” là 10 x 35 cm theo Mẫu số 12 Phụ lục XIII kèm theo Nghị định này. Trường hợp niêm yết bằng thiết bị điện tử phải bảo đảm cụm từ “XE NỘI BỘ” luôn được bật sáng và có kích thước tối thiểu là 10 x 35 cm;
...
...
Theo đó, xe ô tô vận tải người nội bộ phải được niêm yết cụm từ XE NỘI BỘ” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe, kích thước tối thiểu của cụm từ “XE NỘI BỘ” là 10 x 35 cm.
Trường hợp niêm yết bằng thiết bị điện tử phải bảo đảm cụm từ “XE NỘI BỘ” luôn được bật sáng và có kích thước tối thiểu là 10 x 35 cm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ công chức cấp xã mới nhất 2025? Chi tiết tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể ra sao?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 cho khách hàng đối tác? Tiền lương làm ngày lễ 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5?
- Lịch ngày tốt tháng 5 năm 2025 tài lộc may mắn khai trương, động thổ, xây nhà, cưới hỏi? Ngày đẹp tháng 5 năm 2025?
- Italian Brainrot là gì? Meme Italian Brainrot là gì? Đu trend meme Italian brainrot chuẩn Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội?
- Lời chúc cho người yêu là quân nhân ngày Giải phóng Miền Nam 30 4? 10 Hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Miền Nam?