Người nhà bệnh nhân đánh đập bác sĩ, nhân viên y tế bị xử phạt thế nào? Bác sĩ, nhân viên y tế có quyền gì khi bị người nhà bệnh nhân đánh?
Người nhà bệnh nhân đánh bác sĩ có phải vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 7 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
…
18. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, trong trường hợp người nhà bệnh nhân có hành vi hành hung, đánh đập bác sĩ hoặc nhân viên y tế trong quá trình khám chữa bệnh thì đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Người nhà bệnh nhân đánh đập bác sĩ, nhân viên y tế bị xử phạt thế nào? Bác sĩ, nhân viên y tế có quyền gì khi bị người nhà bệnh nhân đánh? (Hình từ Internet)
Hành vi người nhà bệnh nhân đánh đập bác sĩ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo Điều 48 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Vi phạm quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở (đối với các khoa, phòng, trung tâm, đơn vị, bộ phận vi phạm) hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (đối với vi phạm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực tiếp người hành nghề đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 và khoản 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy nếu người nhà bệnh nhân có hành vi đánh đập bác sĩ thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài ra còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi trực tiếp người hành nghề.
Bác sĩ, nhân viên y tế có quyền gì khi bị người nhà bệnh nhân đánh?
Theo khoản 3 Điều 40 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 thì bác sĩ, nhân viên y tế có thể từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp sau:
Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
…
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
Theo đó, bác sĩ, nhân viên y tế có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của mình khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 43 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 thì bác sĩ, nhân viên y tế có quyền được đảm bảo an toàn khi hành nghề, cụ thể như sau:
- Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
- Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thông tư 01/2025/TT-NHNN về cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân? Tải Thông tư 01 2025?
- Hàng rào điện được thiết kế như thế nào? Điện áp sử dụng cho hàng rào điện được quy định ra sao?
- Quan trắc mặn tự động là gì? Yếu tố vị trí được quy định ra sao? Trang thiết bị bao gồm những gì?
- Hướng dẫn cách làm thiệp làm tặng mẹ đơn giản chúc mừng Ngày của Mẹ? Mẫu thiệp tặng Ngày của Mẹ ra sao?
- Công văn 2034/BNV-TCBC 2025 hướng dẫn Nghị định 178 và Nghị định 67 về tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức?