Người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện nào mới nhất?

Người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện nào mới nhất? Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cấp quốc gia được quy định ra sao? Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT do ai quyết định thành lập?

Người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện nào mới nhất?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;

- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;

- Không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án mà chưa hết thời hạn xoá kỷ luật hoặc xoá án tích.

Lưu ý: Những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia công tác ra đề thi cho kỳ thi và không được tham gia tổ chức thi tại địa phương nơi có người thân dự thi.

Như vậy, người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện được nêu trên.

Người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện nào  mới nhất?

Người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện nào mới nhất? (Hình từ Internet)

Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cấp quốc gia được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cấp quốc gia được quy định như sau:

- Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia, gồm:

+) Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT;

+) Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng;

+) Các ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các bộ, ban, ngành khác;

+) Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia:

+) Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT: Chỉ đạo và tổ chức triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi trên toàn quốc; công tác ra đề thi, giao nhận và in sao đề thi, quyết định các tình huống đặc biệt liên quan tới công tác đề thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh) và các Hội đồng thi; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi; báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi;

+) Thành lập Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia; Tổ trưởng Tổ Thư ký do một ủy viên Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia kiêm nhiệm; các thư ký là công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các bộ, ban, ngành khác;

+) Quyết định hình thức xử lý phù hợp (trong trường hợp đặc biệt, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định): Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại tại một số Hội đồng thi hoặc trong cả nước; đình chỉ hoạt động, đề nghị xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi vi phạm Quy chế thi;

+) Đề xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định và các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia;

+) Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và Tổ Thư ký.

- Trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia:

+) Trưởng ban quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia theo quy định của Quy chế này;

+) Các Phó Trưởng ban, ủy viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.

Như vậy, ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cấp quốc gia được quy định như nêu trên.

Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT do ai quyết định thành lập?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:

Hội đồng ra đề thi
1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Hội đồng ra đề thi) và ban hành các quy định cụ thể đối với công tác ra đề thi, gồm: Yêu cầu bảo mật đối với công tác ra đề thi; nguyên tắc làm việc; nhiệm vụ và quyền hạn; quy trình ra đề thi.
...

Như vậy, bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Ngoài ra, thành phần Hội đồng ra đề thi bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục QLCL;

- Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục QLCL, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học/sở GDĐT;

- Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục QLCL;

- Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là công chức, viên chức ngành Giáo dục hoặc các viện nghiên cứu; giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục. Mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi;

- Lực lượng công an do Bộ Công an điều động, lực lượng cơ yếu do Ban Cơ yếu Chính phủ điều động;

- Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động;

- Các trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

Thi tốt nghiệp THPT Tải về trọn bộ các văn bản Thi tốt nghiệp THPT hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện nào mới nhất?
Pháp luật
Thi tốt nghiệp THPT: Cấu trúc đề thi và thời gian làm bài của các môn trắc nghiệm? 09 môn tự chọn thi tốt nghiệp THPT?
Pháp luật
Điều kiện để thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT 2025? Hạn chót đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 là khi nào?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào theo Thông tư 24?
Pháp luật
Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia có tiếp tục áp dụng Thông tư 15 hay không?
Pháp luật
Đạt bao nhiêu điểm thi tốt nghiệp THPT mới được bảo lưu? Bảo lưu kết quả thi đại học được bao lâu?
Pháp luật
Thi tốt nghiệp và thi đại học chung hay riêng 2025? Thi tốt nghiệp xong có cần thi đại học không? Cách tính điểm thi đại học?
Pháp luật
Điểm tiếp nhận hồ sơ thí sinh tự do thi THPT Quốc gia 2025 các tỉnh thành? Hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2025 thí sinh tự do?
Pháp luật
Danh sách các điểm tiếp nhận hồ sơ thí sinh tự do tại Hà Nội thi tốt nghiệp THPT 2025? Thí sinh tự do đăng ký thi THPT 2025 ở đâu?
Pháp luật
Bổ sung 1 chứng chỉ ngoại ngữ xét miễn thi tiếng anh tốt nghiệp THPT? Trừ bao nhiêu điểm đối với thí sinh bị cảnh cáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi tốt nghiệp THPT
22 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào