Người trưng cầu giám định tư pháp có quyền đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp không?
- Người trưng cầu giám định tư pháp có quyền đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp không?
- Quy chuẩn chuyên môn áp dụng đối với hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là gì?
- Quy trình thực hiện giám định tư pháp khi có văn bản trưng cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tại địa phương là gì?
Người trưng cầu giám định tư pháp có quyền đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:
Lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp
1. Người trưng cầu giám định lựa chọn cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong danh sách đã được công bố theo quy định tại Thông tư này để trưng cầu giám định phù hợp với tính chất, yêu cầu của vụ việc cần giám định.
Trong trường hợp không lựa chọn được cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong danh sách đã được công bố thì người trưng cầu giám định đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu cá nhân, tổ chức ngoài danh sách đã được đăng tải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, phù hợp với đối tượng, nội dung giám định.
...
Theo đó, trong trường hợp không lựa chọn được cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong danh sách đã được công bố thì người trưng cầu giám định có quyền đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu cá nhân, tổ chức ngoài danh sách đã được đăng tải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, phù hợp với đối tượng, nội dung giám định.
Người trưng cầu giám định tư pháp có quyền đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp không? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn chuyên môn áp dụng đối với hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định áp dụng quy chuẩn chuyên môn đối với hoạt động giám định tư pháp như sau:
Áp dụng quy chuẩn chuyên môn đối với hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
1. Quy chuẩn chuyên môn áp dụng đối với hoạt động giám định tư pháp là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, các loại quy trình, định mức khác được cơ quan có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Đối với lĩnh vực không có quy chuẩn chuyên môn thì việc giám định được căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lĩnh vực cần giám định.
3. Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải căn cứ văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn chuyên môn có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc.
Như vậy, quy chuẩn chuyên môn áp dụng đối với hoạt động giám định tư pháp là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, các loại quy trình, định mức khác được cơ quan có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Lưu ý: Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải căn cứ văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn chuyên môn có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc.
Quy trình thực hiện giám định tư pháp khi có văn bản trưng cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tại địa phương là gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định quy trình thực hiện giám định tư pháp khi có văn bản trưng cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và địa phương như sau:
- Văn bản trưng cầu giám định gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Pháp chế xem xét nội dung yêu cầu và có văn bản đề nghị đơn vị có liên quan đến nội dung yêu cầu giám định cử giám định viên tư pháp; Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có liên quan căn cứ nội dung trưng cầu để lựa chọn người giám định tư pháp có chuyên môn phù hợp và theo tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc có văn bản cử giám định viên tư pháp gửi Vụ Pháp chế, trường hợp không cử giám định viên tư pháp thì phải nêu rõ lý do theo đúng quy định của Luật Giám định tư pháp 2012 và chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất của mình.
Sau khi nhận được văn bản cử giám định viên tư pháp của các đơn vị, Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ trưởng cho ý kiến về việc cử giám định viên tư pháp, đồng thời gửi Vụ Tổ chức cán bộ để thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng, làm thủ tục ban hành Quyết định cử người giám định tư pháp theo quy định.
Trường hợp đơn vị có văn bản không cử giám định viên, Vụ Pháp chế xem xét, có thể trao đổi lại với đơn vị chuyên môn hoặc tham mưu Bộ có văn bản gửi người trưng cầu để thông báo không cử giám định viên tư pháp và nêu rõ lý do.
- Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định có trách nhiệm tiếp nhận trưng cầu giám định kèm theo hồ sơ, đối tượng trưng cầu để thực hiện giám định, trừ trường hợp từ chối giám định hoặc trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012.
- Việc giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đối tượng trưng cầu giám định phải được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT và được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012. Chỉ nhận hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng trưng cầu giám định;
- Khi tiếp nhận đối tượng cần giám định, tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có) trong tình trạng niêm phong thì trước khi mở phải kiểm tra niêm phong. Quá trình mở niêm phong phải có mặt người thực hiện giám định, người trưng cầu giám định và người chứng kiến (nếu có). Các thông tin, diễn biến liên quan đến quá trình mở niêm phong phải được ghi vào biên bản và có chữ ký xác nhận của các bên tham gia, chứng kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT;
- Trường hợp trưng cầu giám định tại địa phương: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản cử người giám định gửi người trưng cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012.
Trường hợp từ chối giám định, Giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc cơ quan, tổ chức được trưng cầu phải có văn bản gửi người trưng cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012 và nêu rõ lý do.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tải đường bộ: Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất theo Nghị định 161?
- Những câu nói hay truyền cảm hứng cho cộng đồng LGBT? Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào? Cộng đồng LGBT có mấy nhóm?
- Bản đồ cung đường chiêm bái xá lợi Phật tại Chùa Tam Chúc? Hướng dẫn chiêm bái xá lợi Phật tại Chùa Tam Chúc?
- Gửi hồ sơ hoàn thuế TNCN cơ quan bảo giải quyết chậm nhất là 06 ngày thì bao lâu được hoàn thuế?
- Quy định thuế giá trị gia tăng khi công ty bán sản phẩm xơ dừa thế nào? Thuế GTGT đối với sản phẩm thủ công từ xơ dừa quy định ra sao?