Nguồn gốc ra đời ngày Tự do Báo chí thế giới? Ý nghĩa và vai trò của ngày Tự do Báo chí thế giới?

Nguồn gốc ra đời ngày Tự do Báo chí thế giới? Ý nghĩa và vai trò của ngày Tự do Báo chí thế giới? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Tự do báo chí thế giới theo quy định của Bộ luật Lao động hay không?

Nguồn gốc ra đời ngày Tự do Báo chí thế giới?

Ngày 20/12/1993 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã công bố ngày 3 tháng 5 là "Ngày Tự do Báo chí thế giới" (Nghị quyết số 48/432) theo đề nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và đánh dấu ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Windhoek, một tuyên ngôn về những nguyên tắc tự do báo chí do các nhà báo châu Phi đưa ra năm 1991.

Đây được cho là một hành động và bước đi vô cùng cần thiết của Liên Hợp Quốc. Họ muốn mọi người có một cái nhìn đúng đắn về báo chí và quyền tự do ngôn luận.

Ngày Tự do Báo chí thế giới được ra đời bởi rất nhiều những yếu tố tạo thành. Thứ nhất, là Liên Hợp Quốc muốn các Quốc gia, cá nhân có một cái nhìn tích cực về ngành báo. Thứ hai là muốn mọi người tôn trọng, ghi nhận những ảnh hưởng của báo chí tới đời sống.

Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng muốn phát triển và duy trì quyền tự do ngôn luận. Một trong những đặc điểm và yếu tố cần có của một người làm báo chí.

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Nguồn gốc ra đời ngày Tự do Báo chí thế giới? Ý nghĩa và vai trò của ngày Tự do Báo chí thế giới?

Nguồn gốc ra đời ngày Tự do Báo chí thế giới? Ý nghĩa và vai trò của ngày Tự do Báo chí thế giới? (Hình từ Internet)

Ý nghĩa và vai trò của ngày Tự do Báo chí thế giới?

Vào ngày này những cá nhân, tổ chức báo chí đều sẽ được tôn vinh, ghi nhận công sức. Họ đã phải làm việc cật lực trong năm để đưa đến mọi người những thông tin chính xác. Rất nhiều những trường hợp tồi tệ đã trở nên khả quan hơn sau khi được đưa tin.

Và để có được những thành tựu như vậy, có nhiều người làm báo đã phải hy sinh tính mạng. Thực sự đã có rất nhiều những nhà báo đã bỏ lại tính mạng để đưa tin tức. Họ phải liều mình lao vào những điểm nóng để thu thập thông tin, tài liệu viết báo. Hiện trạng đó phải được cải thiện, đó là ước muốn của nhiều người.

Do đó, ngày Báo chí này ra đời như để tri ân những người làm báo đã qua đời. Ngoài ra cũng để lên án những hành vi trái pháp luật, độc ác đã gây ra đối với nhà báo.

Mỗi năm vào ngày Tự do Báo chí thế giới lại diễn ra rất nhiều những hoạt động, sự kiện. Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, sự kiện này cũng rất được đón nhận và hưởng ứng.

UNESCO đánh dấu "Ngày Tự do Báo chí thế giới" bằng việc nhắc tới Giải Guillermo Cano cho Tự do Báo chí trên thế giới trao cho một cá nhân, một tổ chức hay một cơ quan xứng đáng, đã có đóng góp xuất sắc vào việc bảo vệ hoặc làm tăng cao quyền tự do báo chí trên khắp thế giới, nhất là khi việc này được thực hiện lúc phải đối mặt với sự nguy hiểm.

UNESCO cũng đánh dấu "Ngày Tự do Báo chí thế giới" mỗi năm bằng cách tập hợp các chuyên gia phương tiện truyền thông, các tổ chức tự do báo chí và các cơ quan Liên Hợp Quốc để đánh giá tình trạng tự do báo chí trên toàn thế giới và bàn luận các giải pháp để giải quyết những thách thức. Mỗi hội nghị tập trung vào một chủ đề liên quan đến tự do báo chí, bao gồm việc quản trị tốt, việc theo dõi đua tin của phương tiện truyền thông về nạn khủng bố, tinh trạng các tội phạm không bị trừng phạt và vai trò của các phương tiện truyền thông ở các nước sau khi xảy ra chiến tranh.

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Vậy, ngày Tự do Báo chí thế giới có phải là ngày lễ lớn?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày Tự do Báo chí thế giới không phải là ngày lễ lớn của Đất nước.

Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Tự do báo chí thế giới hay không?

(1) Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

(2) Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, từ (1) và (2) => Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày Tự do báo chí thế giới do Ngày Tự do báo chí thế giới không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Tuy nhiên:

(i) Nếu trong trường hợp Ngày Tự do báo chí thế giới rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.

(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ Ngày Tự do báo chí thế giới thì người lao động vẫn được nghỉ.

(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày Tự do báo chí thế giới, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.

Ngày tự do báo chí thế giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lời chúc phóng viên nhà báo ngày Tự do báo chí thế giới 3 5? Quyền tự do báo chí của công dân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nguồn gốc ra đời ngày Tự do Báo chí thế giới? Ý nghĩa và vai trò của ngày Tự do Báo chí thế giới?
Pháp luật
Ngày Tự do báo chí thế giới là gì? Ngày Tự do báo chí thế giới là ngày mấy? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày tự do báo chí thế giới
68 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào