Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc nào?
Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc sau:
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được mua sắm, đầu tư xây dựng mới thì nguyên giá để ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, giá trị đầu tư xây dựng được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo quy định.
+ Trường hợp giá trị mua sắm, đầu tư được quyết toán chung cho nhiều tài sản, hạng mục tài sản (không tách riêng cho từng tài sản, hạng mục tài sản) thì nguyên giá của từng tài sản, hạng mục tài sản được phân bổ theo tiêu chí phù hợp (số lượng, dự toán chi tiết, tỷ trọng theo giá trị thị trường của tài sản tương ứng...).
+ Trường hợp chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên như sau: Giá trị thẩm tra quyết toán; giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán dự án được phê duyệt hoặc dự toán dự án được điều chỉnh lần gần nhất (trong trường hợp dự toán dự án được điều chỉnh).
+ Khi sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán, trường hợp giá trị mua sắm, đầu tư theo thẩm định quyết toán, đề nghị quyết toán, theo Biên bản nghiệm thu A-B hoặc theo tổng mức đầu tư dự án, dự toán dự án là giá trị chung cho nhiều tài sản, hạng mục tài sản (không tách riêng cho từng tài sản, hạng mục tài sản) thì nguyên giá tạm tính của từng tài sản, hạng mục tài sản được phân bổ theo tiêu chí phù hợp (số lượng, dự toán chi tiết, tỷ trọng theo giá trị thị trường của tài sản tương ứng.
Trong trường hợp này, khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan quản lý tài sản thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính theo giá trị quyết toán được phê duyệt để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do cơ quan quản lý tài sản tiếp nhận theo quyết định giao, quyết định điều chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền thì nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào nguyên giá, giá trị còn lại ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa không có thông tin để xác định giá trị tài sản theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2025/NĐ-CP thì xử lý như sau:
+ Trường hợp có tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tương đương (về quy mô, cấp kỹ thuật, thời gian đưa vào sử dụng) và tài sản tương đương đó đã được theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán thì sử dụng giá trị của tài sản tương đương để xác định giá trị tài sản;
+ Trường hợp không có tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tương đương hoặc có tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tương đương nhưng tài sản tương đương đó chưa được theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán thì sử dụng giá quy ước do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định để làm nguyên giá tài sản;
+ Trường hợp không có tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tương đương hoặc có tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tương đương nhưng tài sản tương đương đó chưa được theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán và cũng không áp dụng được giá quy ước thì cơ quan quản lý tài sản thuê doanh nghiệp thẩm định giá để thẩm định giá tài sản theo quy định của pháp luật về giá làm căn cứ xác định nguyên giá tài sản.
Việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Chi phí xác định giá được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong quá trình sử dụng thực hiện kiểm kê phát hiện thừa thì tùy theo nguồn gốc và thời điểm đưa vào sử dụng, giá trị ghi sổ kế toán được xác định tương ứng theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2025/NĐ-CP.
Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm gì trong kế toán tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản trong kế toán tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như sau:
- Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (hoặc kế toán tổng hợp trên cơ sở kế toán chi tiết của các tổ chức hành chính, đơn vị được phân cấp hoặc ủy quyền hoặc giao thực hiện công tác kế toán quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 12/2025/NĐ-CP) theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định này.
- Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm:
- Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; hồ sơ pháp lý về đất, mặt nước gắn với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đối với trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền giao, cho thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có).
- Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này.
- Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 4 tốt hay xấu? Khung giờ hoàng đạo ngày 23 4 2025 tài lộc may mắn? Dự đoán kết quả ngày 23 tháng 4 năm 2025?
- Lịch cúp nước quận Bình Thạnh TP HCM ngày 23 4 2025? Chức năng nguồn nước theo quy định của pháp luật thế nào?
- Người có công với cách mạng tại Thành phố Hồ Chí Minh có được nhận quà tặng bằng tiền mặt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam không?
- Còn bao nhiêu ngày thi THPT Quốc gia 2025? 2k7 còn bao nhiêu ngày thi THPT Quốc gia 2025?
- Nam Định ban hành quy định mới về dạy thêm học thêm 2025? Tải về Quyết định 46/2025/QĐ-UBND?