Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong trường hợp người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong trường hợp người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
- Nội dung quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm của người lao động Việt Nam không?
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong trường hợp người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 72 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong trường hợp người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như sau:
- Tranh chấp giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tranh chấp giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã giao kết giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký kết với bên nước ngoài.
- Tranh chấp giữa doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc tổ chức, cá nhân trung gian được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã giao kết giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong trường hợp người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 69 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định nội dung quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
- Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tổ chức quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thực hiện quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng mã số, tích hợp trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm của người lao động Việt Nam không?
Căn cứ Điều 71 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về trách nhiệm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Trách nhiệm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
1. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; xử lý hành vi vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách, pháp luật của nước sở tại về người lao động nước ngoài; cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ tiếp cận thị trường.
3. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong việc thẩm định các điều kiện tiếp nhận lao động và thực hiện hợp đồng.
4. Hỗ trợ, hướng dẫn và phối hợp với cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và cơ quan, tổ chức của nước sở tại trong việc quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động, đưa người lao động về nước.
...
Theo đó, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Biên bản triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của Chi ủy Chi bộ? Tải mẫu? Nguyên tắc phạm vi thực hiện dân chủ cơ sở?
- Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước có làm việc vì mục đích lợi nhuận không? Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước có tư cách pháp nhân không?
- Bảng chữ cái tiếng Anh là gì? Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh? Học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 có cần học bảng chữ cái tiếng Anh không?
- 5 nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật? Kinh phí cho tổ chức thi hành pháp luật được lấy từ đâu?
- Cục Di sản văn hóa là tổ chức hành chính trực thuộc cơ quan nào? Cục Di sản văn hóa có nhiệm vụ gì trong công tác quản lý di tích?