Nhựa gia dụng là gì? Thông tư 29 quy định về ngành công nghiệp sản xuất nhựa áp dụng với cơ sở sản xuất nhựa gia dụng thế nào?
Nhựa gia dụng là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BCT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. Nhựa gia dụng: là các sản phẩm nhựa gia dụng sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình như đồ dùng nhà bếp, đồ dùng phòng tắm, đồ dùng dọn dẹp, hộp đựng đồ, kệ đựng đồ, giỏ nhựa, đồ chơi nhựa, ghế ngồi, xe đẩy trẻ em, ghế, bàn nhựa, chậu cây, bình tưới nước.
8. Nhựa kỹ thuật: là các sản phẩm nhựa kỹ thuật sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình, trong đó không bao gồm sản phẩm nhựa kỹ thuật là linh kiện trong thiết bị điện - điện tử.
Theo đó, nhựa gia dụng được hiểu là các sản phẩm nhựa gia dụng sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình như đồ dùng nhà bếp, đồ dùng phòng tắm, đồ dùng dọn dẹp, hộp đựng đồ, kệ đựng đồ, giỏ nhựa, đồ chơi nhựa, ghế ngồi, xe đẩy trẻ em, ghế, bàn nhựa, chậu cây, bình tưới nước.
Nhựa gia dụng là gì? Thông tư 29 quy định về ngành công nghiệp sản xuất nhựa áp dụng với cơ sở sản xuất nhựa gia dụng thế nào? (Hình từ Internet)
Thông tư 29 quy định về ngành công nghiệp sản xuất nhựa áp dụng với cơ sở sản xuất nhựa gia dụng thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 29/2024/TT-BCT có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa bao gói, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng, nhựa kỹ thuật có mức sử dụng điện từ 3.000.000 kWh/năm trở lên.
2. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
Như vậy, định mức sử dụng năng lượng ngành công nghiệp sản xuất nhựa quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BCT được áp dụng với cơ sở sản xuất nhựa gia dụng có mức sử dụng điện từ 3.000.000 kWh/năm trở lên.
08 nhiệm vụ của Bộ Công thương về năng lượng điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các năng lượng khác?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 40/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, pháp luật quy định về 08 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về năng lượng điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các năng lượng khác; quản lý nhu cầu điện, cụ thể như sau:
(1) Quản lý nhà nước theo thẩm quyền về đầu tư xây dựng các dự án năng lượng; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện quy hoạch, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất và thực hiện dự án đầu tư lĩnh vực năng lượng;
(2) Tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực theo quy định pháp luật về quy hoạch; tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án điện lực do nhà nước độc quyền đầu tư xây dựng và vận hành bao gồm dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên, danh mục dự án, công trình điện lực khẩn cấp theo quy định pháp luật về điện lực;
(3) Tổ chức công bố, đánh giá, thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực theo trình tự, thủ tục rút gọn; phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực theo quy định pháp luật về quy hoạch; quyết định danh mục các dự án điện lực sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ làm chủ đầu tư theo quy định pháp luật về điện lực;
(4) Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm tại các mỏ dầu khí; kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí; kế hoạch thu dọn mỏ dầu khí; quyết định thu hồi mỏ dầu khí trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt; quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; quyết định gia hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về dầu khí;
(5) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối dầu khí (bao gồm: xăng dầu, khí tự nhiên, khí hóa lỏng và các sản phẩm dầu khí khác) theo quy định của pháp luật;
(6) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
(7) Tổ chức đàm phán để ký kết các văn kiện, tài liệu trong lĩnh vực năng lượng (Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ, Hiệp định) theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Chính phủ;
(8) Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện Chương trình quản lý nhu cầu điện quốc gia theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ móng guốc ngón chẵn được quy định thế nào?
- Khu vực phòng thủ có lấy cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương không? 8 nhiệm vụ khu vực phòng thủ hiện nay ra sao?
- Thí sinh thi tốt nghiệp THPT được sử dụng 2 màu mực xanh trên bài thi không? Có bắt buộc viết bút mục xanh không?
- Văn phòng đại diện của Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy thiết bị nông nghiệp thuộc Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đặt ở đâu?
- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu có được hoàn thuế nhập khẩu không?