Những ai có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích của bị đơn dân sự? Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự là ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự như sau:
“1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.”
Như vậy, có thể hiểu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự là người được bị đơn dân sự nhờ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Người đại diện có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự hay không?
Những ai có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự?
Theo khoản 2 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự như sau:
“2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý.”
Theo đó, những người sau đây là người có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự:
- Luật sư;
- Người đại diện;
- Bào chữa viên nhân dân;
- Trợ giúp viên pháp lý.
Như vậy, bạn có thể nhờ người đại diện của mình làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cụ thể như sau:
“3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn sẽ có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự có quyền:
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
- Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
(2) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự có nghĩa vụ:
- Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
- Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần tình thái trong câu là gì? Thành phần tình thái có những từ nào? Mục đích của việc phân luồng trong giáo dục là gì?
- Stt, cap về diễu binh diễu hành ngày 30 4 hay ý nghĩa nhất? Thời gian, địa điểm diễu binh ngày 30 4 tại TPHCM?
- Cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng thì dùng mẫu đơn nào theo Nghị định 175?
- Không gian điều tra cơ bản tài nguyên điện thủy triều tập trung ở những khu vực nào theo Thông tư 03?
- Vị trí màn hình LED xem diễu binh 30 4 tại TP HCM? Diễu binh ngày lễ 30 4 2025 tại TPHCM bắt đầu lúc mấy giờ?