Những câu nói hay truyền cảm hứng cho cộng đồng LGBT? Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào? Cộng đồng LGBT có mấy nhóm?
Những câu nói hay truyền cảm hứng cho cộng đồng LGBT? Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?
Ngày chống kỳ thị LGBT hay còn gọi là Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOT - International Day Against Homophobia and Transphobia). Ngày chống kỳ thị LGBT được tổ chức vào ngày 17 tháng 5 hằng năm.
Tham khảo những câu nói hay truyền cảm hứng cho cộng đồng LGBT dưới đây:
- Bạn sinh ra không phải để người khác kỳ thị vì bạn xứng đáng được hạnh phúc, được yêu thương và được tôn trọng hơn bất cứ ai. - Hãy tìm thấy sức mạnh trong cộng đồng và sự ủng hộ lẫn nhau. Vì mỗi một cá nhân trong cộng đồng LGBT là một niềm hy vọng thay đổi ánh nhìn của cả thế giới. - Hãy tự hào về con người thật của bạn. Bạn là duy nhất và tuyệt vời. không ai có quyền kỳ thị LGBT, kỳ thị bạn. - Đừng ngại thể hiện bản thân. Tiếng nói của bạn rất quan trọng. - Đừng để bóng tối của sự kỳ thị che mờ đi ánh sáng bên trong bạn. - Hãy yêu thương bản thân vô điều kiện. Bởi không chỉ riêng bạn mà tất cả cộng đồng LGBT đều xứng đáng với điều đó. - Vì tương lai của cộng đồng LGBT. Hãy cùng nhau xây dựng một thế giới bao dung và bình đẳng hơn. - LGBT không phải là dị biệt, đó là một sự khác biệt vì những người trong cộng đồng LGBT đều là một phiên bản khác hoàn hảo hơn. |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Những câu nói hay truyền cảm hứng cho cộng đồng LGBT? Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào? (Hình từ Internet)
Cộng đồng LGBT có mấy nhóm? Hiện nay nhà nước có thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới không?
LGBT là viết tắt của các cụm từ "Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender". Theo đó, có thể thấy, cộng đồng LGBT được chia làm 4 nhóm cơ bản, cụ thể:
- Lesbian (đồng tính luyến ái nữ): thuật ngữ để miêu tả những người phụ nữ yêu thích người cùng giới.
- Gay (đồng tính luyến ái nam): là khái niệm thể hiện xu hướng tình cảm hoặc tình yêu giữa nam với nam. Nam giới cảm thấy bị thu hút về thể xác và tâm hồn bởi người cùng giới.
- Bisexual (song tính luyến ái): là thuật ngữ dùng để miêu tả những người có khả năng cảm nhận hứng thú tình cảm đối với cả nam lẫn nữ.
- Transgender (người chuyển giới): là thuật ngữ dùng để miêu tả những người không phù hợp với giới tính được gán cho họ khi sinh ra. Các cá nhân transgender có thể cảm thấy không đúng với giới tính mà họ được sinh ra hoặc cảm thấy không thoải mái với giới tính mà xã hội định nghĩa cho họ, giống như họ được sinh ra vào nhầm cơ thể.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo như quy định này thì cho đến hiện tại, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Người đã chuyển đổi giới tính có được quyền thay đổi tên không?
Quyền thay đổi tên đối với người đã chuyển đổi giới tính được quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Theo quy định trên thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp đã chuyển đổi giới tính.
Như vậy, người đã chuyển đổi giới tính nếu có nhu cầu thì được quyền thay đổi tên cho phù hợp với giới tính đã chuyển đổi và có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên đó.
Lưu ý: Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự hiện nay như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Tượng Bác Hồ về thăm quê ở đâu Nghệ An? Địa điểm, thời gian tổ chức hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2025?
- Tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh có được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ tập huấn cấp tín dụng xanh không?
- Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường tại cấp trung ương 2025?
- Tổ sát hạch lái xe bao gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ của Tổ sát hạch lái xe là gì theo quy định?