Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những gì? Đối tượng tham vấn trong đánh giá tác động môi trường?
Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
- Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
- Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
- Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
- Kết quả tham vấn;
- Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những gì? Đối tượng tham vấn trong đánh giá tác động môi trường? (Hình từ Internet)
Đối tượng và nội dung tham vấn trong đánh giá tác động môi trường là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như sau:
Đối tượng được tham vấn bao gồm:
- Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;
- Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.
Nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Vị trí thực hiện dự án đầu tư;
- Tác động môi trường của dự án đầu tư;
- Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
- Các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.
Nhà nước có các chính sách nào đối với vấn đề bảo vệ môi trường theo quy định hiện nay?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định 11 chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không được thanh tra doanh nghiệp quá 1 lần trong năm theo Nghị quyết 198? Nguyên tắc thanh tra ra sao?
- Vì sao có mưa đá? Dấu hiệu sắp có mưa đá là gì? Chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do mưa đá gây ra?
- Tinh giản biên chế cơ cấu lại nâng cao chất lượng người lao động làm việc theo hợp đồng trong bao lâu sau sáp nhập tỉnh?
- Bảng lương cán bộ, công chức huyện về xã làm tăng hay giảm khi bỏ huyện, sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025?
- Danh mục 20 bệnh nền có nguy cơ tăng nặng khi mắc bệnh Covid 19 theo Quyết định 2671? Bệnh Covid 19 lây trực tiếp qua đâu?