Nội dung trên Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu được thể hiện bằng ngôn ngữ gì theo Thông tư 08?
Nội dung trên Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu được thể hiện bằng ngôn ngữ gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 08/2025/TT-BYT quy định về ngôn ngữ được sử dụng trong Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu như sau:
Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu
1. Giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận y tế hoặc Giấy chứng nhận khác có liên quan trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu) được cấp cho sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
2. Nội dung trên giấy chứng nhận được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin sau:
a) Tên giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận y tế hoặc Giấy chứng nhận khác có liên quan trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu);
b) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận;
c) Số, ngày cấp giấy chứng nhận;
d) Tên mặt hàng được cấp giấy chứng nhận hoặc tên nhóm sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất;
đ) Hạn sử dụng/hạn sử dụng tốt nhất của lô sản phẩm thuộc mặt hàng xuất khẩu đối với Giấy chứng nhận y tế và các giấy chứng nhận khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu;
Số và thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương đối với giấy chứng nhận liên quan đến cơ sở sản xuất thực phẩm;
e) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân xuất khẩu; cơ sở sản xuất;
g) Căn cứ trên phiếu kiểm nghiệm của lô sản phẩm thực phẩm xuất khẩu, xác nhận lô sản phẩm tuân thủ quy định hiện hành của Việt Nam về an toàn thực phẩm và phù hợp cho người tiêu dùng (“fit(s) for human consumption”); hoặc cơ sở sản xuất thực phẩm tuân thủ quy định hiện hành của Việt Nam về an toàn thực phẩm trong trường hợp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương còn hiệu lực;
h) Chữ ký, con dấu của cơ quan có thẩm quyền.
...
Như vậy, nội dung trên giấy chứng nhận được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh.
Lưu ý: Nội dung trên giấy chứng nhận phải có đầy đủ những thông tin:
- Tên giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận y tế hoặc Giấy chứng nhận khác có liên quan trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu);
- Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận;
- Số, ngày cấp giấy chứng nhận;
- Tên mặt hàng được cấp giấy chứng nhận hoặc tên nhóm sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất;
- Hạn sử dụng/hạn sử dụng tốt nhất của lô sản phẩm thuộc mặt hàng xuất khẩu đối với Giấy chứng nhận y tế và các giấy chứng nhận khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu;
- Số và thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương đối với giấy chứng nhận liên quan đến cơ sở sản xuất thực phẩm;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân xuất khẩu; cơ sở sản xuất;
- Căn cứ trên phiếu kiểm nghiệm của lô sản phẩm thực phẩm xuất khẩu, xác nhận lô sản phẩm tuân thủ quy định hiện hành của Việt Nam về an toàn thực phẩm và phù hợp cho người tiêu dùng (“fit(s) for human consumption”); hoặc cơ sở sản xuất thực phẩm tuân thủ quy định hiện hành của Việt Nam về an toàn thực phẩm trong trường hợp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương còn hiệu lực;
- Chữ ký, con dấu của cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung trên Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu được thể hiện bằng ngôn ngữ gì theo Thông tư 08? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 08/2025/TT-BYT quy định về các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu như sau:
- Tổ chức, cá nhân bị phát hiện cung cấp một trong các thành phần hồ sơ giấy tờ giả mạo hoặc không đúng quy định của pháp luật trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.
- Giấy chứng nhận được cấp cho lô hàng xuất khẩu mà mặt hàng thực phẩm thuộc lô hàng đó không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố áp dụng (nếu có).
- Giấy chứng nhận cấp cho cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu mà cơ sở đó bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương.
- Giấy chứng nhận được cấp không đúng thẩm quyền.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 08/2025/TT-BYT quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu như sau:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho lô hàng xuất khẩu hoặc cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Bảo đảm tính xác thực, chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về các thông tin đã kê khai và các tài liệu trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.
- Nộp phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển không? Thẩm quyền tạm giữ tàu biển trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải?
- Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?
- Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đóng vai trò gì trong cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam?
- 21 màn hình led xem diễu binh đặt tại đường nào? Danh sách 21 màn hình LED diễu binh 30 4 ra sao?
- Khung giờ đẹp cúng mùng 1 tháng 4 năm 2025 thế nào? Mùng 1 tháng 4 âm là ngày bao nhiêu dương lịch?