Nói mỉa là gì? Biện pháp nói mỉa là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói mỉa? Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa?
Nói mỉa là gì? Biện pháp nói mỉa là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói mỉa? Đặc điểm của biện pháp tu từ nói mỉa?
Nói mỉa là cách nói ngược lại với điều muốn nói, thường dùng để phê phán, châm biếm, chế giễu một hiện tượng, hành vi, con người nào đó một cách sâu cay mà không nói trực tiếp.
Biện pháp nói mỉa là biện pháp tu từ dùng thể hiện thái độ mỉa mai hay sự đánh giá mang tính phủ định ngầm ẩn của người nói, người viết đối với sự vật, sự việc được đề cập.
Đặc điểm của biện pháp tu từ nói mỉa?
Trong nói mỉa, người nói tạo ra sự mâu thuẫn cố ý giữa phần hiển ngôn và phần hàm ngôn của một lời nói hay của cả chuỗi phát ngôn:
- Phần hiển ngôn: Lời nói mang vẻ khen ngợi, tán thành, khen ngợi hoặc trung lập khách quan.
- Phần hàm ngôn: thái độ phủ nhận hoặc dè bỉu.
Ví dụ về biện pháp tu từ nói mỉa?
1. Anh tài thật, cả năm chẳng động tay vào việc gì.
-> Vẻ ngoài là khen “tài”, nhưng thực chất là chê người lười biếng, vô dụng.
2. Đi học muộn thế này chắc được khen thưởng quá.
-> Nghe như khen nhưng thật ra là mỉa mai người thường xuyên đi học muộn.
3. Đẹp mặt chưa kìa!
-> Yếu tố “đẹp mặt” biểu thị sự đánh giá tích cực, nhưng nghĩa của cả từ, cụm từ lại thể hiện một thái độ trái ngược, hàm ý phê phán, chê bai.
4. Làm được có tí việc mà mệt ghê ha.
→ Nghe như cảm thông, nhưng thật ra mỉa mai người lười biếng, không chịu làm việc.
Lưu ý: Thông tin "Nói mỉa là gì? Biện pháp nói mỉa là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói mỉa?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Nói mỉa là gì? Biện pháp nói mỉa là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói mỉa? Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa? (Hình từ Internet)
Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa? Tác dụng biện pháp nói mỉa là gì?
Biện pháp tu từ nói mỉa là một cách thể hiện thông minh và sâu sắc để phê phán, châm biếm một hiện tượng tiêu cực, góp phần làm cho ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, sắc sảo và có chiều sâu tư tưởng. Tác dụng của biện pháp nói mỉa như sau:
1. Tăng sức biểu cảm:
- Thể hiện rõ nét tình cảm, thái độ của người nói như bức xúc, mỉa mai, chê trách hoặc giễu cợt một cách sâu sắc, tinh tế.
- Làm cho lời văn có tính trào phúng, hài hước hoặc sâu cay, dễ tạo ấn tượng.
2. Dùng để phê phán, châm biếm thâm thúy
- Giúp bày tỏ thái độ phản đối, chê bai một cách gián tiếp.
- Thường dùng để lên án những kẻ xấu xa, các thói hư, tật xấu, sự giả dối, vô trách nhiệm…
Lưu ý: Thông tin "Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa? Tác dụng biện pháp nói mỉa là gì?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học như thế nào?
Căn cứ theo Mục III Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu chung của Chương trình môn Ngữ văn như sau:
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
...
b) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
...
Theo đó, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học như sau:
- Rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe;
- Có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng;
- Biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
Yêu cầu về phương pháp giáo dục là gì?
Yêu cầu về phương pháp giáo dục được quy định tại Điều 7 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Theo đó, phương pháp giáo dục phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
- Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn? Tải mẫu? Tổ chuyên môn trường trung học sinh hoạt bao lâu một lần?
- Việc truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện từ thời điểm nào?
- Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm các nội dung nào? Thẩm quyền quyết định thuộc về ai?
- Thực phẩm tươi sống là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống là gì?
- Trung tâm Kiểm định sản phẩm và thiết bị viễn thám thuộc Cục Viễn thám quốc gia có chức năng gì?