Nước cử đi bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao tại một hay nhiều nước khác thì có thể làm gì?
- Nước cử đi bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao tại một hay nhiều nước khác thì có thể làm gì?
- Nhiều nước có thể bổ nhiệm cùng một người làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại một nước khác không?
- Nước cử phải thông báo những vấn đề nào về thành viên cơ quan đại diện ngoại giao cho Bộ Ngoại giao của Nước tiếp nhận?
Nước cử đi bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao tại một hay nhiều nước khác thì có thể làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nước cử đi, sau khi thông báo hợp lệ cho các nước tiếp nhận hữu quan, có thể bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện hoặc cử bất cứ một cán bộ ngoại giao nào, tuỳ theo trường hợp tại một hoặc nhiều nước, trừ khi trong số các nước tiếp nhận có nước phản đối một cách rõ ràng.
2. Nếu Nước cử đi bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện tại một hay nhiều nước khác thì Nước cử đi có thể lập một cơ quan đại diện ngoại giao do một đại biện lâm thời phụ trách tại mỗi nước, nơi mà người đứng đầu cơ quan đại diện không có trụ sở thường trú.
3. Người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện có thể đại diện cho Nước cử đi bên cạnh bất cứ một tổ chức quốc tế nào.
Theo đó, Nước cử đi bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao tại một hay nhiều nước khác thì Nước cử đi có thể lập một cơ quan đại diện ngoại giao do một đại biện lâm thời phụ trách tại mỗi nước, nơi mà người đứng đầu cơ quan đại diện không có trụ sở thường trú.
Người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện có thể đại diện cho Nước cử đi bên cạnh bất cứ một tổ chức quốc tế nào.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Nhiều nước có thể bổ nhiệm cùng một người làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại một nước khác không?
Căn cứ theo Điều 6 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
Hai hay nhiều nước có thể bổ nhiệm cùng một người làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại một nước khác, nếu nước tiếp nhận không phản đối việc đó.
Theo đó, nhiều nước có thể bổ nhiệm cùng một người làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại một nước khác, nếu nước tiếp nhận không phản đối việc đó.
Nước cử phải thông báo những vấn đề nào về thành viên cơ quan đại diện ngoại giao cho Bộ Ngoại giao của Nước tiếp nhận?
Căn cứ theo Điều 10 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận được thông báo về:
a) Việc cử các thành viên của cơ quan đại diện, việc họ đến và đi hẳn hoặc việc họ thôi giữ chức vụ trong cơ quan đại diện;
b) Việc đến và đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện và, nếu có, việc một người trở thành hoặc thôi không còn là người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện;
c) Việc đến và đi hẳn của những người phục vụ riêng cho những người nêu ở Đoạn a trên đây và, nếu có, việc họ thôi không phục vụ những người đó nữa;
d) Việc tuyển dụng và cho thôi việc những người cư trú tại nước tiếp nhận với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện hoặc với tư cách là người phục vụ riêng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ.
2. Mỗi khi có thể được, phải thông báo trước việc đến và đi hẳn.
Theo đó Nước cử phải thông báo những vấn đề về thành viên cơ quan đại diện ngoại giao cho Bộ Ngoại giao của Nước tiếp nhận gồm:
- Việc cử các thành viên của cơ quan đại diện, việc họ đến và đi hẳn hoặc việc họ thôi giữ chức vụ trong cơ quan đại diện;
- Việc đến và đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện và, nếu có, việc một người trở thành hoặc thôi không còn là người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện;
- Việc đến và đi hẳn của những người phục vụ riêng cho những người nêu ở Đoạn a trên đây và, nếu có, việc họ thôi không phục vụ những người đó nữa;
- Việc tuyển dụng và cho thôi việc những người cư trú tại nước tiếp nhận với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện hoặc với tư cách là người phục vụ riêng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu ngoặc kép là gì? Công dụng dấu ngoặc kép? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Lớp mấy học về công dụng của dấu ngoặc kép?
- Dự án tàu điện ngầm: Kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia vào dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ trong tháng 4 năm nay?
- Hội sách Hà Nội lần X thời gian và địa điểm tổ chức ra sao? Các hoạt động chính diễn ra tại Hội sách Hà Nội lần X?
- Người lao động hiện nay được hưởng bao nhiêu ngày nghỉ lễ cho đến hết năm sau ngày Giỗ tổ Hùng Vương?
- Tiêu chuẩn cấp ủy viên các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị? Độ tuổi cấp ủy viên năm 2025 được quy định như thế nào?