Ở các bước tiến hành kỹ thuật rửa phổi toàn bộ thì việc gây mê người bệnh sẽ như thế nào? Theo dõi người bệnh tại buồng bệnh ra sao?
Ở các bước tiến hành kỹ thuật rửa phổi toàn bộ thì việc gây mê người bệnh sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục V Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
...
2. Gây mê, đặt ống nội khí quản 2 nòng, cô lập 2 phổi:
2.1. Gây mê: dùng phương pháp gây mê tĩnh mạch phức hợp.
- Khởi mê: Midazolam 0,1mg/kg; Propofol 1mg-2mg/kg; Vecuronium (norcuron) 0,05mg/kg; Fentanyl 2mcg-4mcg/kg; Succinylcholine 2mg/kg.
- Duy trì mê: Propofol 1-3mg/kg/h duy trì bằng bơm tiêm điện; norcuron cứ 20-30 phút cho một lần bằng 1/3 liều khởi mê; Fentanyl cứ 60-90 phút cho 0,05mg-0,1mg.
2.2. Đặt ống nội khí quản 2 nòng và cô lập phổi:
- Căn cứ vào người bệnh cụ thể để chọn ống nội khí quản cho phù hợp.
- Sau khi đặt ống, nghe phổi, kiểm tra áp lực đường thở và dùng máy nội soi phế quản để đánh giá xem ống đã đặt đúng vị trí chưa. Khi đã hoàn tất việc đặt ống nội khí quản 2 nòng, tiến hành cho thông khí một phổi, đầu bên kia cho nối với ống sonde dẫn lưu dịch.
2.3. Chỉ tiêu thông khí: Vt 8-12 ml/kg cân nặng; VE 6-8 l/p; tần số thở 10-14 lần/phút. Căn cứ vào kết quả phân tích khí máu để điều chỉnh lượng thông khí cho phù hợp.
2.4. Đặt ống sonde nước tiểu.
...
Theo đó, có thể thấy rằng việc gây mê trước khi thực hiện kỹ thuật sẽ thực hiện như sau:
- Gây mê, đặt ống nội khí quản 2 nòng, cô lập 2 phổi:
+ Gây mê: dùng phương pháp gây mê tĩnh mạch phức hợp.
+ Khởi mê: Midazolam 0,1mg/kg; Propofol 1mg-2mg/kg; Vecuronium (norcuron) 0,05mg/kg; Fentanyl 2mcg-4mcg/kg; Succinylcholine 2mg/kg.
+ Duy trì mê: Propofol 1-3mg/kg/h duy trì bằng bơm tiêm điện; norcuron cứ 20-30 phút cho một lần bằng 1/3 liều khởi mê; Fentanyl cứ 60-90 phút cho 0,05mg-0,1mg.
- Đặt ống nội khí quản 2 nòng và cô lập phổi:
+ Căn cứ vào người bệnh cụ thể để chọn ống nội khí quản cho phù hợp.
+ Sau khi đặt ống, nghe phổi, kiểm tra áp lực đường thở và dùng máy nội soi phế quản để đánh giá xem ống đã đặt đúng vị trí chưa. Khi đã hoàn tất việc đặt ống nội khí quản 2 nòng, tiến hành cho thông khí một phổi, đầu bên kia cho nối với ống sonde dẫn lưu dịch.
- Chỉ tiêu thông khí: Vt 8-12 ml/kg cân nặng; VE 6-8 l/p; tần số thở 10-14 lần/phút. Căn cứ vào kết quả phân tích khí máu để điều chỉnh lượng thông khí cho phù hợp.
- Đặt ống sonde nước tiểu.
Như vậy, ở các bước tiến hành kỹ thuật rửa phổi toàn bộ thì việc gây mê người bệnh sẽ tiến hành theo quy trình trên để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Kỹ thuật rửa phổi (hình từ internet)
Theo dõi người bệnh sau khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ tại buồng bệnh ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục VI Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
THEO DÕI
...
2. Tại buồng bệnh:
- Hướng dẫn người bệnh tập thở sớm.
- Đảm bảo chế độ ăn giàu đạm, kali, vitamin
- Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp; nghe phổi để có thể xử lý kịp thời.
- Sau khi rửa phổi ngày thứ nhất thì cho người bệnh kiểm tra lại xét nghiệm: công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, làm điện giải đồ.
- Khi người bệnh ra viện chụp X-Quang phổi kiểm tra lại.
- Tổng thời gian điều trị cho một người bệnh bình quân là khoảng 15 ngày.
...
Theo đó, có thể thấy rằng tại buồng bệnh thì người bệnh sau khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ như sau:
- Hướng dẫn người bệnh tập thở sớm.
- Đảm bảo chế độ ăn giàu đạm, kali, vitamin
- Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp; nghe phổi để có thể xử lý kịp thời.
- Sau khi rửa phổi ngày thứ nhất thì cho người bệnh kiểm tra lại xét nghiệm: công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, làm điện giải đồ.
- Khi người bệnh ra viện chụp X-Quang phổi kiểm tra lại.
- Tổng thời gian điều trị cho một người bệnh bình quân là khoảng 15 ngày.
Như vậy, phải thực hiện theo dõi người bệnh sau khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ tại buồng bệnh như quy trình trên.
Người bệnh sau khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ bị nhiễm khuẩn thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục VII Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
...
3. Nhiễm khuẩn:
Người bệnh sau thủ thuật rửa phổi có sốt cao, xét nghiệm công thức bạch cầu tăng.
- Nguyên nhân: thường do nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu.
- Xử lý:
+ Cần chụp X-quang phổi, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân
+ Cho kháng sinh tùy từng nguyên nhân.
...
Theo đó có thể thấy rằng người bệnh sau thủ thuật rửa phổi có sốt cao, xét nghiệm công thức bạch cầu tăng.
- Nguyên nhân: thường do nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu.
- Xử lý:
+ Cần chụp X-quang phổi, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân
+ Cho kháng sinh tùy từng nguyên nhân.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?