Phản biện xã hội dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện khi nào? Nội dung Tờ trình dự thảo văn bản?
Phản biện xã hội dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện khi nào?
Căn cứ vào Điều 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các luật khác có liên quan.
Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm tham vấn Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của Luật này.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện tham gia góp ý kiến về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
4. Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ và công khai việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội, tham vấn chính sách, góp ý chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong thời gian tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Phản biện xã hội dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện khi nào? Nội dung Tờ trình dự thảo văn bản? (Hình từ Internet)
Tờ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 78/2025/NĐ-CP như sau:
Nội dung tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Tờ trình dự án, dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm các nội dung sau: sự cần thiết ban hành văn bản; mục đích ban hành, quan điểm xây dựng dự án, dự thảo văn bản; quá trình xây dựng dự án, dự thảo văn bản; bố cục và nội dung cơ bản của dự án, dự thảo văn bản, trong đó phải nêu rõ các nội dung quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này; những nội dung bổ sung mới so với dự thảo văn bản gửi thẩm định (nếu có); dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành văn bản và thời gian trình thông qua hoặc ban hành; vấn đề xin ý kiến (nếu có).
2. Đối với tờ trình dự án, dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế phải nêu rõ: nội dung sửa đổi, hoàn thiện; nội dung bổ sung; nội dung lược bỏ; nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; nội dung phân quyền, phân cấp; vấn đề còn ý kiến khác nhau cần xin ý kiến cấp có thẩm quyền và kiến nghị phương án giải quyết.
3. Đối với tờ trình dự án, dự thảo văn bản ban hành mới phải nêu rõ: việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; vấn đề chưa được pháp luật quy định hoặc đã có quy định nhưng chưa phù hợp; vướng mắc, bất cập từ thực tiễn; nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; nội dung phân quyền, phân cấp; vấn đề còn ý kiến khác nhau cần xin ý kiến cấp có thẩm quyền và kiến nghị phương án giải quyết.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tờ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm những nội dung sau đây:
- Sự cần thiết ban hành văn bản;
- Mục đích ban hành, quan điểm xây dựng dự án, dự thảo văn bản;
- Quá trình xây dựng dự án, dự thảo văn bản;
- Bố cục và nội dung cơ bản của dự án, dự thảo văn bản, trong đó phải nêu rõ các nội dung quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 6 Nghị định 78/2025/NĐ-CP;
- Những nội dung bổ sung mới so với dự thảo văn bản gửi thẩm định (nếu có);
- Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành văn bản và thời gian trình thông qua hoặc ban hành; vấn đề xin ý kiến (nếu có).
Văn bản quy phạm pháp luật nào phải được đăng tải trên công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Căn cứ vào Điều 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Gửi, lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật
1. Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc ký chứng thực, ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật khác, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm gửi văn bản để đăng tải trên công báo điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
2. Hồ sơ chính sách, dự án và bản gốc của văn bản quy phạm pháp luật phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền ở trung ương ban hành phải được đăng tải trên công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải được đăng tải trên công báo điện tử cấp tỉnh.
4. Văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên công báo điện tử có giá trị như văn bản gốc.
Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải trên công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền ở trung ương ban hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẻ an toàn điện được chia thành mấy bậc an toàn điện? Các bậc an toàn điện được quy định như thế nào?
- Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là 60 ngày có đúng không?
- Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp nào?
- Công điện 58 CĐ TTg 2025 về tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông 2025 ra sao?
- Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định ra sao?