Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công là gì? Có điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công khi điều chỉnh phân cấp quản lý đầu tư công không?
Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công là gì?
Căn cứ vào khoản 23 Điều 4 Luật Đầu tư công 2024 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
20. Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập đề xuất dự án đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.
21. Nhiệm vụ quy hoạch là các hoạt động được thực hiện để lập, công bố quy hoạch, lập, điều chỉnh quy hoạch và công bố quy hoạch điều chỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch.
22. Nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của chương trình, nhiệm vụ, dự án nhưng chưa được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, không bao gồm các dự án đầu tư công khẩn cấp.
23. Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công là xác định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động đầu tư công.
24. Vốn đầu tư công bao gồm vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư công; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
25. Vốn ngân sách trung ương là vốn chi cho đầu tư công thuộc ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
26. Vốn ngân sách địa phương là vốn chi cho đầu tư công thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
27. Vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương là vốn thuộc ngân sách trung ương bổ sung cho ngân sách địa phương để đầu tư chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công và đối tượng đầu tư công khác theo nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền quyết định.
Theo đó, phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công được hiểu là việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động đầu tư công.
Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công là gì? Có điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công khi điều chỉnh phân cấp quản lý đầu tư công không? (Hình từ Internet)
Có điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công khi có điều chỉnh về phân cấp quản lý đầu tư công không?
Căn cứ vào Điều 12 Luật Đầu tư công 2024 có quy định như sau:
Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 8 của Luật này.
2. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại các điều 9, 10 và 11 của Luật này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
3. Việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp quản lý đầu tư công liên quan đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư công hoặc xuất hiện các yếu tố quan trọng khác tác động tới tiêu chí phân loại dự án đầu tư công.
Như vậy, trường hợp có điều chỉnh lớn về phân cấp quản lý đầu tư công liên quan đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư công thì tiêu chí phân loại dự án đầu tư công sẽ được điều chỉnh.
Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công bao gồm những gì?
Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công được quy định tại Điều 15 Luật Đầu tư công 2024 bao gồm:
- Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
- Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
- Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
- Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;
- Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;
- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
- Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;
- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
- Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;
- Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;
- Quyết toán vốn đầu tư công.
Lưu ý:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào? Hạn tuổi phục vụ đối với người làm công tác cơ yếu là bao nhiêu?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh phải được ký bởi ai? Thỏa thuận cấp bảo lãnh có hiệu lực khi nào?
- Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện ở đâu?
- Môn Ngữ Văn: Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc? Mục tiêu chung của môn Ngữ Văn là gì?
- Tranh vẽ về gia đình nhân ngày Quốc tế gia đình 15 5? Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình?