Phần mềm họp trực tuyến là gì? Tiêu chí về chức năng, tính năng của phần mềm họp trực tuyến được quy định như thế nào?
- Phần mềm họp trực tuyến là gì? Tiêu chí về chức năng, tính năng của phần mềm họp trực tuyến được quy định như thế nào?
- Căn cứ vào đâu để mở cuộc họp trực tuyến trong hệ thống hành chính nhà nước? Mở rộng hình thức họp trực tuyến thế nào?
- Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành là gì?
Phần mềm họp trực tuyến là gì? Tiêu chí về chức năng, tính năng của phần mềm họp trực tuyến được quy định như thế nào?
Căn cứ Bộ Tiêu chí yêu cầu kỹ thuật tối thiểu nền tảng Họp trực tuyến được ban hành kèm theo Quyết định 444/QĐ-BKHCN năm 2025 quy định phần mềm họp trực tuyến là chương trình cho phép thực hiện các tập chức năng, tính năng, hiệu năng phục vụ hình thức họp trực tuyến. Phần mềm họp trực tuyến được cài đặt trên hạ tầng thiết bị phần cứng của nhà cung cấp dịch vụ họp trực tuyến.
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Bộ Tiêu chí yêu cầu kỹ thuật tối thiểu nền tảng Họp trực tuyến được ban hành kèm theo Quyết định 444/QĐ-BKHCN năm 2025 quy định tiêu chí về chức năng, tính năng của phần mềm họp trực tuyến như sau:
STT | Tiêu chí cụ thể | Mô tả chi tiết |
I | Các chức năng, tính năng cơ bản | |
1 | Âm thanh (audio) | - Có chức năng gọi audio; - Có thể bật/tắt audio; - Có thể sử dụng các thiết bị ngoại vi phục vụ thu, phát âm thanh như microphone, tai nghe, loa, hệ thống âm thanh phòng họp; |
2 | Hình ảnh (video) | - Có chức năng gọi video; - Có thể bật/tắt video; - Có thể sử dụng các thiết bị ngoại vi phục vụ thu, phát hình ảnh như camera, webcam, màn hình, máy chiếu; |
3 | Chia sẻ nội dung | Có chức năng chia sẻ với các thành viên tham dự họp: - Chia sẻ màn hình; - Chia sẻ cửa sổ ứng dụng (Slide, Excel, Word,...); |
4 | Mời thành viên tham gia cuộc họp | Có thể mời thành viên tham gia phòng họp qua một trong các hình thức sau: gửi mã phòng (ID); gửi liên kết. |
5 | Chủ tọa | Chủ tọa có thể điều khiển cuộc họp bao gồm các chức năng: - Tắt microphone từng điểm cầu (mute); - Tắt microphone tất cả (mute all); - Có thể đẩy người tham dự ra khỏi cuộc họp; |
6 | Tài khoản | - Cho phép tạo tài khoản hoặc kế thừa các tài khoản đã có hoặc không cần tạo tài khoản khi sử dụng hệ thống. - Cho phép người dùng đổi tên hiển thị khi tham dự cuộc họp. |
II | Các chức năng, tính năng nâng cao | |
1 | Quản lý phòng họp | Người quản lý phòng họp có thể thiết lập: - Khóa hoặc đặt mật khẩu phòng họp - Thiết lập quyền chia sẻ nội dung, ghi âm, ghi hình đối với người dùng |
2 | Thiết lập chế độ khi bắt đầu tham dự họp | Cho phép người tham gia thiết lập chế độ khi bắt đầu tham gia phiên họp như kiểm tra mic/camera hoặc tắt/bật mic/camera |
3 | Hiển thị hình ảnh | - Cho phép lựa chọn nhiều dạng sắp xếp hình ảnh hiển thị các điểm cầu trên màn hình người dùng như: dạng lưới, dạng người thuyết trình,... - Cho phép điều chỉnh mức độ ưu tiên hiển thị các điểm cầu. |
4 | Giám sát | - Đặt tên các điểm cầu để giám sát. - Hiển thị, giám sát các thông tin về số lượng, chất lượng của cuộc họp, kết nối và điểm cầu như: số lượng phiên họp trên hệ thống, số lượng điểm cầu trong các phiên họp, chất lượng kết nối các điểm cầu (tốc độ băng thông, độ trễ, tỉ lệ mất gói,...) |
5 | Ghi hình, ghi âm cuộc họp | Cho phép ghi hình hoặc ghi âm phiên họp theo các định dạng chuẩn và lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định |
6 | Trao đổi tin nhắn (Chat) | Hệ thống có chức năng chat trong phòng họp, cho phép người dùng tham gia cuộc họp có thể trao đổi thông qua nhắn tin |
7 | Phương thức hỗ trợ người dùng kết nối | Hỗ trợ một trong các phương thức kết nối: - Một trong các trình duyệt phổ biến: Google Chrome, Cốc Cốc, Firefox, Safari, Microsoft Edge - Kết nối qua phần mềm (ứng dụng) cài trên thiết bị máy tính, điện thoại - Kết nối qua thiết bị cứng hội nghị truyền hình chuyên dụng |
8 | Tích hợp với các hệ thống khác | Phần mềm họp trực tuyến có thể hỗ trợ tích hợp: - Kết nối tương thích với các hệ thống hội nghị truyền hình sẵn có (Polycom, Cisco, Aver,..) của cơ quan nhà nước để mở rộng phạm vi kết nối - Hỗ trợ APIs hoặc SDK để tích hợp, phát triển dịch vụ với các hệ thống thông tin khác của cơ quan nhà nước khi cần |
Căn cứ vào đâu để mở cuộc họp trực tuyến trong hệ thống hành chính nhà nước? Mở rộng hình thức họp trực tuyến thế nào?
Căn cứ Điều 7 Quyết định 45/2018/QĐ-TTg quy định mở cuộc họp trực tuyến trong hệ thống hành chính nhà nước như sau:
- Căn cứ vào nội dung, quy mô, thành phần tham dự, điều kiện phương tiện kỹ thuật, công nghệ, người chủ trì cuộc họp quyết định hình thức tổ chức họp trực tiếp hoặc họp trực tuyến bảo đảm hiệu quả, thuận lợi, tiết kiệm và bảo đảm bí mật nhà nước.
- Mở rộng hình thức họp trực tuyến đối với các cuộc họp có nhiều thành phần tham dự, cụ thể:
+ Cuộc họp giao ban định kỳ, giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới; họp giữa các cơ quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ với cơ quan, đơn vị trực thuộc ở địa phương;
+ Cuộc họp triển khai nhiệm vụ công tác, họp sơ kết, tổng kết trên phạm vi toàn ngành do bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức, họp tổng kết ngành của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức;
+ Cuộc họp chuyên đề do Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức;
+ Cuộc họp tập huấn do bộ, Cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức;
- Họp lấy ý kiến về các đề án, dự án, dự thảo văn bản được tổ chức trong phạm vi toàn quốc hoặc trong phạm vi của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Các cuộc họp khác theo yêu cầu triệu tập của cơ quan, đơn vị tổ chức họp.
Phần mềm họp trực tuyến là gì? Tiêu chí về chức năng, tính năng của phần mềm họp trực tuyến được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành là gì?
Căn cứ Điều 34 Quyết định 45/2018/QĐ-TTg quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây về áp dụng phần mềm họp trực tuyến của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước:
- Chỉ đạo việc thực hiện các quy định về tổ chức các cuộc họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước của địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức các cuộc họp, các biện pháp nâng cao chất lượng cuộc họp, giảm số lượng cuộc họp được thực hiện tại địa phương trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Xây dựng, triển khai hạ tầng mạng và hệ thống thiết bị, ứng dụng công nghệ phục vụ cuộc họp trực tuyến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; quản lý, sử dụng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
- Ban hành Quy chế Quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống, thiết bị họp trực tuyến, trách nhiệm bảo đảm kinh phí phục vụ họp trực tuyến tại địa phương.
- Chỉ đạo xây dựng chuyên mục riêng về họp trên Cổng hoặc Trang Thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý để đăng tải giấy mời họp, chương trình, tài liệu đối với các cuộc họp.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định mới về đấu giá trực tuyến trong đấu giá tài sản? Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng ở đâu?
- Chính thức TPHCM có 102 ĐVHC cấp xã sau sáp nhập? Tên gọi phường xã sau sáp nhập tại TPHCM theo Nghị quyết 25 ra sao?
- Các thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện trên hệ thống bưu chính hay trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý không?
- Quyết định 550 QĐ BXD 2025 ban hành Quy chế quản lý các nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế thuộc Bộ Xây dựng ra sao?
- Kế hoạch tổ chức kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đội TNTP? Tải về Mẫu Kế hoạch tổ chức Ngày thành lập Đội 15 5?