Pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì có làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án hay không?
- Pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì có làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án hay không?
- Pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại thì phải báo cáo về dự kiến việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án cho những cơ quan nào?
- Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì trong trường hợp pháp nhân thương mại được tổ chức lại?
Pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì có làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án hay không?
Thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định tại Điều 15 Nghị định 55/2020/NĐ-CP như sau:
Thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
1. Trường hợp pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì không làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án. Pháp nhân thương mại có trách nhiệm báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
2. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về việc pháp nhân thương mại chấp hành án chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho cơ quan thi hành án hình sự để tiếp tục tổ chức thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
3. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án sự cấp quân khu tiếp tục thực hiện thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, trường hợp pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì không làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án.
Pháp nhân thương mại có trách nhiệm báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì có làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án hay không? (Hình từ Internet)
Pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại thì phải báo cáo về dự kiến việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án cho những cơ quan nào?
Việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại được quy định tại Điều 12 Nghị định 55/2020/NĐ-CP như sau:
Xem xét, quyết định việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại
1. Pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại phải có văn bản báo cáo cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại về dự kiến việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong khi tổ chức lại để giải quyết về thủ tục thi hành án. Báo cáo phải nêu rõ tình hình, kết quả chấp hành án; phương hướng, trách nhiệm thi hành án của pháp nhân thương mại sau khi tổ chức lại.
2. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại trong khi xem xét, giải quyết cho pháp nhân thương mại được tổ chức lại phải có văn bản thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự để chủ động trong việc tổ chức thi hành án khi pháp nhân thương mại tổ chức lại.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại, cơ quan thi hành án hình sự phải có văn bản đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp cho ý kiến về việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại khi tổ chức lại.
...
Như vậy, theo quy định, pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại thì phải có văn bản báo cáo cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại về dự kiến việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong khi tổ chức lại để giải quyết về thủ tục thi hành án.
Lưu ý: Báo cáo phải nêu rõ tình hình, kết quả chấp hành án; phương hướng, trách nhiệm thi hành án của pháp nhân thương mại sau khi tổ chức lại.
Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì trong trường hợp pháp nhân thương mại được tổ chức lại?
Trường hợp pháp nhân thương mại được tổ chức lại được quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 55/2020/NĐ-CP như sau:
Xem xét, quyết định việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại
...
2. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại trong khi xem xét, giải quyết cho pháp nhân thương mại được tổ chức lại phải có văn bản thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự để chủ động trong việc tổ chức thi hành án khi pháp nhân thương mại tổ chức lại.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại, cơ quan thi hành án hình sự phải có văn bản đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp cho ý kiến về việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại khi tổ chức lại.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải có văn bản trả lời cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và pháp nhân thương mại về việc thi hành án khi tổ chức lại.
4. Trường hợp pháp nhân thương mại được tổ chức lại, cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm thông báo về nghĩa vụ thi hành án sau khi tổ chức lại cho Sở Tư pháp nơi pháp nhân thương mại trước khi tổ chức lại có trụ sở để cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Như vậy, theo quy định, trường hợp pháp nhân thương mại được tổ chức lại, cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm thông báo về nghĩa vụ thi hành án sau khi tổ chức lại cho Sở Tư pháp nơi pháp nhân thương mại trước khi tổ chức lại có trụ sở để cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu từ 1/7/2025 với đối tượng nào? Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu đúng không?
- Nội dung tuyên truyền Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước nhằm khẳng định điều gì theo Hướng dẫn 01?
- Tuyến đường bị chặn ngày 22 4? Tuyến cấm đường Hợp luyện diễu binh 22 4 TPHCM Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4?
- Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN dành cho nhân viên văn phòng hiện nay? Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN ở đâu?
- Lịch nghỉ 30 4 1 5 năm 2025 học sinh, sinh viên? 30/4 1/5 2025 học sinh, sinh viên nghỉ mấy ngày?