Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ hành chính? Xác định phong các ngôn ngữ hành chính ra sao?

Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ hành chính? Xác định phong các ngôn ngữ hành chính ra sao? Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung môn Ngữ văn chương trình trung học phổ thông? Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng những cách nào?

Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ hành chính?

Phong cách ngôn ngữ hành chính là hình thức diễn đạt chủ yếu trong các văn bản hành chính (Văn bản dùng trong hoạt động quản lý của nhà nước để truyền đạt thông tin, yêu cầu, quyết định,... giữa cơ quan có thẩm quyền đến cơ quan khác, điển hình như luật).

Ví dụ về một số văn bản có phong cách ngôn ngữ hành chính:

- Các Nghị định của Chính phủ. Gần với Nghị định là có các văn bản khác của cơ quan nhà nước như pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định,..

- Các giấy chứng nhận, ví dụ như "giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất"; văn bằng, chứng chỉ đào tạo, giấy khai sinh,...

*Lưu ý: Nội dung Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ hành chính chỉ mang tính chất tham khảo.

Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì?

Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? (Hình từ Internet)

Đặc trưng phong các ngôn ngữ hành chính như thế nào? Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung môn Ngữ văn chương trình trung học phổ thông?

Phong cách ngôn ngữ hành chính mang những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Tuân thủ 01 khuôn mẫu.

- Không dùng các biện pháp tu từ, ẩn ý, hàm ý. Văn bản này mang tính chính xác cao ở từng chữ, từng câu do các nội dung bên trong không thể tùy tiện thay đổi hay xóa bỏ.

- Không thể hiện quan hệ hay tình cảm giữa cá nhân mà hướng đến tầng lớp toàn dân (Có thể mang tính ước lệ như kính gửi, kính mong,...). Không dùng từ địa phương hay khẩu ngữ.

Căn cứ theo quy định chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

Môn Ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện các năng lực chung nêu trong Chương trình tổng thể. Những năng lực chung này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản.

- Năng lực tự chủ và tự học

+ Môn Ngữ văn hình thành, phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Đây là công cụ quan trọng để học sinh học các môn học khác và tự học. Học sinh biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; biết lưu trữ và xử lí thông tin bằng các hình thức phù hợp.

+ Thông qua đọc, viết, nói và nghe các kiểu, loại văn bản đa dạng, môn Ngữ văn mang lại cho học sinh những trải nghiệm phong phú; nhờ đó, học sinh phát triển được vốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và khả năng của bản thân; biết tự làm chủ để có hành vi phù hợp, sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống. Môn Ngữ văn cũng giúp học sinh có khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh.

+ Qua môn Ngữ văn, học sinh biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung, kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp để thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; biết tiếp nhận các kiểu văn bản và thể loại đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp.

+ Cũng qua môn Ngữ văn, học sinh phát triển khả năng nhận biết, thấu hiểu và đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp và hoá giải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Năng lực giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn được thể hiện ở khả năng đánh giá nội dung của văn bản, biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

+ Môn Ngữ văn đề cao vai trò của học sinh với tư cách là người đọc tích cực, chủ động, không chỉ trong hoạt động tiếp nhận mà còn trong việc tạo nghĩa cho văn bản. Khi viết, học sinh cần phải bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng và triển khai ý tưởng một cách sáng tạo. Qua việc học môn Ngữ văn, nhất là đọc và viết về văn học, học sinh có được khả năng đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới; suy nghĩ không theo lối mòn, biết cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với tình huống, bối cảnh.

Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng những cách nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 mục VII Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyênđánh giá định kì.

+ Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá.

Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học sinh, việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...

+ Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập.

Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện.

Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.

=> Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính học sinh, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. Học sinh cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách viết kỷ yếu hay? Những bài viết kỷ yếu hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh trung học được quy định thế nào?
Pháp luật
Đoạn văn kể lại một nhân vật trong một bộ phim hoạt hình? Phim hoạt hình có được bảo hộ quyền tác giả không?
Pháp luật
Mẫu ghi thiệp tri ân thầy cô hay và ý nghĩa? Thầy cô có các quyền gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc hiểu văn nghị luận của học sinh lớp 12?
Pháp luật
Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ hành chính? Xác định phong các ngôn ngữ hành chính ra sao?
Pháp luật
Ngôn ngữ trang trọng là gì? Dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ trang trọng? Học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT được ra khỏi phòng thi sớm không?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
5+ Mẫu viết bài luận về bản thân văn 10 (ngắn gọn) hay nhất? Những bài luận về bản thân? Văn 10 viết bài luận về bản thân?
Pháp luật
Nghị luận về lời xin lỗi 200 chữ? Nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống 200 chữ? Mẫu bài nghị luận về lời xin lỗi chọn lọc?
Pháp luật
Viết một đoạn văn về kiến trúc sư Ka dích để trả lời vị khách đó lớp 3? Viết một đoạn văn về kiến trúc sư Ka dích lớp 3?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào