Phụ lục III khung kế hoạch giáo dục của giáo viên? Phụ lục III Công văn 5512? Hướng dẫn xây dựng khung kế hoạch?
Phụ lục III khung kế hoạch giáo dục của giáo viên? Phụ lục III Công văn 5512? Hướng dẫn xây dựng khung kế hoạch?
Phụ lục III khung kế hoạch giáo dục của giáo viên là mẫu Phụ lục III ban hành kèm Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020:
TẢI VỀ Phụ lục III khung kế hoạch giáo dục của giáo viên
Hướng dẫn xây dựng khung kế hoạch giáo dục:
(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.
(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài dạy/chuyên đề.
(3) Tuần thực hiện bài học/chuyên đề.
(4) Thiết bị dạy học được sử dụng để tổ chức dạy học.
(5) Địa điểm tổ chức hoạt động dạy học (lớp học, phòng học bộ môn, phòng đa năng, bãi tập, tại di sản, thực địa...).
Phụ lục III khung kế hoạch giáo dục của giáo viên? Phụ lục III Công văn 5512? Hướng dẫn xây dựng khung kế hoạch? (Hình từ Internet)
Xây dựng Phụ lục III khung kế hoạch giáo dục của giáo viên dựa vào đâu?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 có quy định về kế hoạch giáo dục của giáo viên như sau:
Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
...
3. Kế hoạch giáo dục của giáo viên và Kế hoạch bài dạy (giáo án)
Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4) để tổ chức dạy học.
Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học.
Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.
Theo như quy định trên thì căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3).
Giáo viên trung học cơ sở có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở được quy định tại Điều 27 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải giảm số buổi thi tốt nghiệp trung học phổ thông xuống còn 3 buổi? 4 đối tượng dự thi hiện nay gồm những ai?
- Chùa Pháp Hoa thả Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản thời gian nào? Thả đèn Hoa Đăng mang ý nghĩa thế nào?
- Chủ tịch UBND cấp xã có xử lý tin báo hành vi bạo lực gia đình không? Quy trình xử lý tin báo về bạo lực gia đình?
- Cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí nào?
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp không?