Phương án sắp xếp biên chế cán bộ công chức cấp xã báo cáo Bộ Chính trị vào thời gian nào theo Kết luận 126?
Phương án sắp xếp biên chế cán bộ công chức cấp xã báo cáo Bộ Chính trị vào thời gian nào theo Kết luận 126?
Ngày 20/03/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, một trong những nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII là: Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức bộ máy, biên chế; bố trí cán bộ, trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; xử lý tài sản, trụ sở…).
Bên cạnh đó, tại Mục 2 Kết luận 126-KL/TW về Nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng có yêu cầu về công tác giao, quản lý biên chế của hệ thống chính trị như sau:
2. Công tác giao, quản lý biên chế của hệ thống chính trị
Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế chỉ đạo tổng rà soát nhu cầu sử dụng biên chế thực tế sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với đánh giá năng lực cán bộ, chức năng, nhiệm vụ mới và rà soát, hoàn thiện vị trí việc làm; báo cáo Bộ Chính trị phương án giao, quản lý, phân bổ, sắp xếp biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2026 - 2031 vào cuối quý II/2025.
Theo đó, phương án sắp xếp biên chế của hệ thống chính trị nói chung (biên chế cán bộ công chức cấp xã nói riêng) giai đoạn 2026 - 2031 phải báo cáo với Bộ Chính trị vào cuối quý II/2025.
Phương án sắp xếp biên chế cán bộ công chức cấp xã báo cáo Bộ Chính trị vào thời gian nào theo Kết luận 126? (Hình từ Internet)
Chưa tinh giản biên chế cán bộ công chức cấp xã trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
b) Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
c) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
...
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế như sau:
Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Đối chiếu với các quy định trên thì chưa thực hiện tinh giản biên chế cán bộ công chức cấp xã nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
- Người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
- Người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã theo Nghị định 33?
Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
(2) Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản (1) nêu trên còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định hướng sắp xếp đối với các ĐVHC cấp xã thuộc các ĐVHC cấp huyện ở hải đảo theo Công văn 03 mới nhất 2025?
- Công chức viên chức không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 nếu đã hưởng chính sách nào?
- Hỗ trợ thêm 03 tháng phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp xã nghỉ việc theo Nghị quyết 50?
- Mẫu Quyết định bổ nhiệm chức vụ và điều chỉnh lương người lao động? Tải về quyết định bổ nhiệm chức vụ kiêm điều chỉnh lương?
- Chỉ được giải thể doanh nghiệp khi bảo đảm điều gì? Hồ sơ giải thể doanh nghiệp có cần danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán không?