Quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như thế nào?

Quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như thế nào? Thanh toán tiền điện trong trường hợp thiết bị đo đếm điện hoạt động không chính xác so với yêu cầu kỹ thuật đo lường thế nào? Chính sách của Nhà nước về giá điện và giá dịch vụ về điển được quy định như thế nào?

Quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 13/2025/TT-BCT quy định quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như sau:

- Khi có nghi ngờ hoặc phát hiện thiết bị đo đếm điện hoạt động không chính xác hoặc ngừng hoạt động, bên bán điện hoặc bên mua điện có trách nhiệm thông báo cho bên còn lại và phối hợp lập biên bản làm việc để ghi nhận, giải quyết sự việc.

Bên bán điện lập biên bản làm việc bằng văn bản giấy hoặc hình thức thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản theo quy định của pháp luật để bên mua điện ký, xác nhận;

- Trường hợp người đại diện của bên mua điện vắng mặt thì thực hiện ủy quyền theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu bên mua điện sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt thì đại diện hợp pháp của bên mua điện theo quy định của pháp luật được quyền ký biên bản.

Trường hợp bên mua điện từ chối ký biên bản, bên bán điện ghi rõ lý do trong biên bản và lấy chữ ký của đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an tại địa phương;

- Trường hợp phải tháo gỡ thiết bị đo đếm điện để kiểm tra, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết để cùng chứng kiến việc tháo gỡ, kiểm định thiết bị.

Thiết bị đo đếm điện được tháo gỡ phải giữ nguyên niêm phong của tổ chức kiểm định. Thiết bị đo đếm điện, thiết bị khác có liên quan phải được thu giữ, bao gói và niêm phong (giấy niêm phong phải có chữ ký của đại diện bên mua điện và bên bán điện);

- Trường hợp bên mua điện từ chối ký niêm phong theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2025/TT-BCT, bên bán điện phải lấy chữ ký của đại diện chính quyền địa phương hoặc đại diện cơ quan công an tại địa phương chứng kiến việc đại diện bên mua điện không ký giấy niêm phong.

Quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như thế nào?

Quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Thanh toán tiền điện trong trường hợp thiết bị đo đếm điện hoạt động không chính xác so với yêu cầu kỹ thuật đo lường thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 13/2025/TT-BTNMT quy định thanh toán tiền điện trong trường hợp thiết bị đo đếm điện hoạt động không chính xác so với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định, lượng điện năng bên bán điện phải hoàn trả hoặc được truy thu của bên mua điện được xác định như sau:

- Nếu xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện hoạt động không chính xác, bên bán điện phải hoàn trả cho bên mua điện lượng điện năng đo đếm vượt hoặc được truy thu của bên mua điện lượng điện năng đo đếm thiếu;

- Nếu không xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện hoạt động không chính xác, bên bán điện phải hoàn trả cho bên mua điện lượng điện năng đo đếm vượt hoặc được truy thu của bên mua điện lượng điện năng đo đếm thiếu trong thời gian tính toán là 02 chu kỳ ghi chỉ số đo điện năng liền kề bao gồm cả chu kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số.

Chính sách Nhà nước về giá điện và giá dịch vụ về điện được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 12 Điều 5 Luật Điện lực 2024 quy định chính sách Nhà nước về giá điện và giá dịch vụ về điện:

- Bảo đảm phản ánh chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh điện hợp lý, hợp lệ của đơn vị điện lực; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết giá của Nhà nước phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh;

- Giá điện bảo đảm khuyến khích sử dụng điện có hiệu quả và tiết kiệm;

- Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý và giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh khi chưa đủ điều kiện tham gia hoặc không lựa chọn tham gia mua bán điện trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;

- Giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, vùng, miền phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh;

- Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua điện, giá bán điện không vượt quá khung giá điện, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định;

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện. Giá điện bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực;

- Xây dựng cơ chế giá điện phù hợp đối với các nhóm khách hàng đặc thù theo các chủ trương của Nhà nước phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Thiết bị đo đếm điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị đo đếm điện
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào