Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia có tiếp tục áp dụng Thông tư 15 hay không?
Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia có tiếp tục áp dụng Thông tư 15 không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về điều khoản thi hành như sau:
Điều khoản thi hành
...
3. Riêng các thí sinh dự thi theo đề thi được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này được tiếp tục áp dụng Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 3 năm 2021, Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2023, Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.
...
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các thí sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông trước năm 2025 nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sẽ dự thi theo đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006, Chương trình Giáo dục thường xuyên được ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 11 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
....
Như vậy, quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (đã hết hiệu lực từ 08/02/2025) chỉ còn được áp dụng đối với với các thí sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông trước năm 2025 nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông.
Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia có tiếp tục áp dụng Thông tư 15 hay không? (Hình từ Internet)
Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia hiện nay điều chỉnh trong phạm vi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
- Quy chế này quy định về thi tốt nghiệp trung học phổ thông (sau đây gọi là Quy chế thi) bao gồm: Quy định chung; tổ chức thi và quản lý kỳ thi; đăng ký dự thi và chuẩn bị tổ chức thi; công tác in sao đề thi; coi thi; chấm thi; phúc khảo và chấm thẩm định; xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; chế độ báo cáo và lưu trữ; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý các sự cố bất thường và xử lý vi phạm; tổ chức thực hiện.
- Quy chế thi áp dụng đối với các trường THPT, trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX), trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - GDTX và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT (gọi chung là các trường phổ thông); các sở giáo dục và đào tạo (GDĐT); các cơ sở giáo dục đại học; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Như vậy, quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia hiện nay điều chỉnh phạm vi nêu trên.
Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT cấp quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia như sau:
- Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia, gồm:
+) Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT;
+) Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng;
+) Các ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các bộ, ban, ngành khác;
+) Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia:
+) Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT: Chỉ đạo và tổ chức triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi trên toàn quốc; công tác ra đề thi, giao nhận và in sao đề thi, quyết định các tình huống đặc biệt liên quan tới công tác đề thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh) và các Hội đồng thi; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi; báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi;
+) Thành lập Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia; Tổ trưởng Tổ Thư ký do một ủy viên Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia kiêm nhiệm; các thư ký là công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các bộ, ban, ngành khác;
+) Quyết định hình thức xử lý phù hợp (trong trường hợp đặc biệt, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định): Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại tại một số Hội đồng thi hoặc trong cả nước; đình chỉ hoạt động, đề nghị xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi vi phạm Quy chế thi;
+) Đề xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định và các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia;
+) Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và Tổ Thư ký.
- Trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia:
+) Trưởng ban quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia theo quy định của Quy chế này;
+) Các Phó Trưởng ban, ủy viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạng ngữ chỉ thời gian là gì? Tác dụng của trạng ngữ chỉ thời gian? Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp khi nào?
- Ngày 28 tháng 4 là ngày gì? Ngày 28 tháng 4 thứ mấy, ngày mấy âm? Ngày 28 4 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- Khối 5 cánh quân tham gia diễu binh là gì? Hướng đi của khối 5 cánh quân tham gia diễu binh ngày 30 4?
- Mẫu gia hạn nộp thuế 2025 theo Nghị định 82 2025 ra sao? Tải về Mẫu gia hạn nộp thuế 2025 mới nhất?
- Tổng duyệt diễu binh 27 4 lúc mấy giờ? Cấm đường từ mấy giờ? Danh sách các khối trên từng tuyến đường?