Quỹ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được xây dựng từ đâu? Tiêu chuẩn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội?
Quỹ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được xây dựng từ đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Ban hành kèm theo Quyết định 213- QĐ/TWĐTN-CTTN năm 2023 (tại đây) có quy định rằng:
Điều 13.
1. Kinh phí của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và hoạt động thiếu nhi do Nhà nước cấp, đơn vị được sử dụng có trách nhiệm quyết toán theo quy định hiện hành.
2. Quỹ đội: Được xây dựng từ kết quả lao động, tiết kiệm; đóng góp của tập thể và đội viên; do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan, đoàn thể xã hội, các tổ chức và cá nhân trong nước, quốc tế ủng hộ.
3. Quản lý thu, chi quỹ đội do Hội đồng Đội Trung ương hướng dẫn theo các quy định tài chính hiện hành.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Quỹ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được xây dựng từ các nguồn sau:
(1) Kết quả lao động, tiết kiệm
(2) Đóng góp của tập thể và đội viên
(3) Đồng thời, Quỹ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh còn được xây dựng từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan, đoàn thể xã hội, các tổ chức và cá nhân trong nước, quốc tế ủng hộ.
Trên đây là thông tin "Quỹ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được xây dựng từ đâu?"
Quỹ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được xây dựng từ đâu? Tiêu chuẩn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ra sao?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như sau:
(1) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đang giữ
(2) Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.
(3) Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Lưu ý: Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Đồng thời, tại Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT có quy định về việc chọn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh sẽ do Hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường.
Ngoài ra, Hiệu trưởng sẽ là người ra quyết định cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường sau khi có ý kiến thống nhất của phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo (đơn vị quản lý trực tiếp nhà trường) và Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cùng cấp.
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung như sau:
(1) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.
(2) Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
(3) Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh các cấp.
(4) Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, ban chỉ huy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh các cấp.
(5) Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
(6) Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
(7) Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn vị phụ thuộc có thể tự quyết định các hoạt động kinh doanh không? Đơn vị phụ thuộc có con dấu riêng không?
- Dự án điện năng lượng mới được sản xuất từ năng lượng amoniac xanh có được miễn giảm tiền thuê đất không?
- Quy định về hình thức đánh giá học sinh trung học phổ thông thế nào? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính gồm những tổ chức nào? 03 Nhiệm vụ về lĩnh vực thống kê của Bộ Tài chính?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội do ai bổ nhiệm?