Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính thế nào? Bộ Tài chính có nhiệm vụ quyền hạn gì về quản lý đấu thầu?
Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính thế nào?
Ngày 24/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 29/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính được pháp luật quy định, cụ thể như sau:
(1) Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
(2) Vụ Ngân sách nhà nước.
(3) Vụ Đầu tư.
(4) Vụ Tài chính - Kinh tế ngành.
(5) Vụ Quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
(6) Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
(7) Vụ Quản lý quy hoạch.
(8) Vụ Các định chế tài chính.
(9) Vụ Tổ chức cán bộ.
(10) Vụ Pháp chế.
(11) Thanh tra.
(12) Văn phòng.
(13) Cục Quản lý nợ và Kinh tế đối ngoại.
(14) Cục Quản lý công sản.
(15) Cục Quản lý đấu thầu.
(16) Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
(17) Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
(18) Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
(19) Cục Quản lý giá.
(20) Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước.
(21) Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể.
(22) Cục Đầu tư nước ngoài.
(23) Cục Kế hoạch - Tài chính.
(24) Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
(25) Cục Thuế.
(26) Cục Hải quan.
(27) Cục Dự trữ Nhà nước.
(28) Cục Thống kê.
(29) Kho bạc Nhà nước.
(30) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
(31) Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính.
(32) Báo Tài chính - Đầu tư.
(33) Tạp chí Kinh tế - Tài chính.
(34) Học viện Chính sách và Phát triển.
(35) Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Các tổ chức quy định từ mục (1) đến mục (30) là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ mục (31) đến (34) là đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức quy định tại mục (35) được xem là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
- Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 03 phòng; Vụ Ngân sách nhà nước có 04 phòng; Vụ Đầu tư có 04 phòng; Vụ Tài chính - Kinh tế ngành có 04 phòng; Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 04 phòng; Vụ Các định chế tài chính có 04 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 06 phòng; Vụ Pháp chế có 04 phòng.
- Cục Thuế tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Thuế (12 đơn vị); 20 Chi cục Thuế khu vực; 350 Đội thuế liên huyện.
- Cục Hải quan tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Hải quan (12 đơn vị); 20 Chi cục Hải quan khu vực; 165 Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu.
- Cục Dự trữ Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 02 cấp: Cục Dự trữ Nhà nước (07 đơn vị); 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 171 điểm kho).
- Cục Thống kê tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Thống kê (14 đơn vị); 63 Chi cục Thống kê; 480 Đội Thống kê liên huyện.
- Kho bạc Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 02 cấp: Kho bạc Nhà nước (10 đơn vị); 20 Kho bạc Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 350 Phòng giao dịch).
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (14 đơn vị); 35 Bảo hiểm xã hội khu vực; 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện.
- Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; quy định số lượng các đơn vị tham mưu, giúp việc của Chi cục và tương đương thuộc Cục và tương đương thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính thế nào? Bộ Tài chính có nhiệm vụ quyền hạn thế nào về quản lý đấu thầu? (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính có nhiệm vụ quyền hạn gì về quản lý đấu thầu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 29/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, Bộ Tài chính có nhiệm vụ quyền hạn về quản lý đấu thầu bao gồm:
- Thống nhất quản lý nhà nước về đấu thầu theo quy định của pháp luật; chủ trì, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu và đầu tư theo phương thức PPP;
- Chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền mẫu tài liệu về lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu và đầu tư theo phương thức PPP;
- Tổ chức thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo pháp luật về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP; hằng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện công tác đấu thầu.
Bộ Tài chính có được thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách chi cho dự trữ quốc gia không?
Căn cứ theo điểm d khoản 11 Điều 2 Nghị định 29/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
11. Về quản lý dự trữ quốc gia
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền danh mục, danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia, tổng mức dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật và quản lý chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia và tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia (trừ tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) theo quy định của pháp luật;
c) Ban hành quy định về chế độ quản lý tài chính, giá mua tối đa, giá bán tối thiểu, giá bồi thường thiệt hại đối với hàng dự trữ quốc gia, mức chi phí cho việc mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, bảo hiểm, cứu trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
d) Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch dự trữ quốc gia được duyệt, đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách chi cho dự trữ quốc gia;
đ) Kiểm tra về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, Bộ Tài chính là cơ quan có nhiệm vụ thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách chi cho dự trữ quốc gia.
Ngoài ra, Bộ Tài chính còn phải căn cứ dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch dự trữ quốc gia được duyệt, đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu bảng giá dự thầu và tiến độ thực hiện trong hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn theo Thông tư 23/2024 từ 01/03/2025?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ giáo dục và Đào tạo?
- Tăng mức phụ cấp lưu trú từ 04/05/2025 theo Thông tư 12/2025/TT-BTC? Mức phụ cấp lưu trú 2025 mới nhất?
- Đơn vị hành chính cấp huyện dừng hoạt động khi nào theo dự kiến? Cán bộ công chức cấp huyện được điều chuyển về đâu?
- Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày nào? Nguyên tắc tổ chức ngày kỷ niệm?