Quy định mới về mức hưởng chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết?
Quy định mới về mức hưởng chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm b và điểm c khoản 7 Điều 1 Nghị định 16/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và cơ quan có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết
1. Dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Dân quân tự vệ trong trường hợp sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động hoặc huy động theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 bị tai nạn không được hưởng chế độ trợ cấp.
3. Mức hưởng
a) Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Nếu tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng trợ cấp một lần bằng 11.700.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng 1.170.000 đồng; suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng 140.400.000 đồng.
b) Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất một lần bằng 84.240.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 23.400.000 đồng.
c) Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất một lần bằng 11.700.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 23.400.000 đồng.
...
Như vậy, theo quy định hiện nay thì mức hưởng chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết, cụ thể như sau:
(1) Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện.
Nếu tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng trợ cấp một lần bằng 11.700.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng 1.170.000 đồng; suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng 140.400.000 đồng.
(2) Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất một lần bằng 84.240.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 23.400.000 đồng.
(3) Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất một lần bằng 11.700.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 23.400.000 đồng.
Quy định mới về mức hưởng chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hưởng chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn gồm:
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ) cấp theo mẫu quy định, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên;
+ Trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;
- Hồ sơ hưởng trợ cấp chết gồm:
+ Đơn đề nghị trợ cấp chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
+ Trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;
- Mẫu đơn đề nghị trợ cấp tai nạn, trợ cấp chết. Tải về
Thành phần của Dân quân tự vệ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định như sau:
Theo đó, thành phần của Dân quân tự vệ được pháp luật quy định bao gồm:
- Dân quân tự vệ tại chỗ.
- Dân quân tự vệ cơ động.
- Dân quân thường trực.
- Dân quân tự vệ biển.
- Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Quy định mới về 22 đơn vị thuộc Bộ Công thương? Cụ thể các đơn vị thuộc Bộ Công thương theo Nghị định 40?
- Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có bao nhiêu bến cảng? Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh phân thành loại mấy?
- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?