Quy định mới về những nguồn bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt? Thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ?
Quy định mới về những nguồn bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt
1. Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Thu hồi trước hạn các Khoản đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
c) Mua ngoại tệ từ hệ thống ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu chi của ngân quỹ nhà nước theo quy định được thực hiện bằng ngoại tệ trong trường hợp thiếu hụt ngân quỹ nhà nước bằng ngoại tệ và Bộ Tài chính không tự cân đối được. Trường hợp không mua được đủ số lượng ngoại tệ từ các hệ thống ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cân đối bán số lượng ngoại tệ còn thiếu từ dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức cho ngân quỹ nhà nước theo quy chế phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Số tiền vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được hạch toán riêng và không tính vào bội chi ngân sách nhà nước. Chi trả lãi vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được tính trong chi nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước; không thực hiện cấp phát từ ngân sách nhà nước đối với Khoản chi trả lãi này.
...
Theo đó, ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ các nguồn theo quy định mới, cụ thể như sau:
- Phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 24/2016/NĐ-CP.
- Thu hồi trước hạn các Khoản đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
- Mua ngoại tệ từ hệ thống ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu chi của ngân quỹ nhà nước theo quy định được thực hiện bằng ngoại tệ trong trường hợp thiếu hụt ngân quỹ nhà nước bằng ngoại tệ và Bộ Tài chính không tự cân đối được.
Trường hợp không mua được đủ số lượng ngoại tệ từ các hệ thống ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cân đối bán số lượng ngoại tệ còn thiếu từ dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức cho ngân quỹ nhà nước theo quy chế phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quy định mới về những nguồn bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt? Thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ? (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 24/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt
...
3. Việc phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt có các kỳ hạn tối đa không quá 03 tháng. Quy trình, thủ tục về phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được thực hiện theo quy định hiện hành về việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Trong đó:
a) Toàn bộ số tiền thu được từ việc phát hành tín phiếu kho bạc bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh Khoản của Kho bạc Nhà nước.
b) Kho bạc Nhà nước quản lý, sử dụng vốn phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; bố trí nguồn để hoàn trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn.
c) Các Khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt là một Khoản chi nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước. Mức phí chi trả được thực hiện theo mức phí đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 24/2016/NĐ-CP.
Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Theo đó, phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể sau đây:
(1) Việc quản lý ngân quỹ nhà nước được thực hiện theo phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước quý, năm được Bộ Tài chính phê duyệt. Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Dự kiến thu, dự kiến chi và xác định nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt trong quý, năm.
- Dự kiến hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi (nếu có) đối với từng đối tượng cụ thể.
- Các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt (nếu có).
- Xác định định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu trong quý.
(2) Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án điều hành ngân quỹ nhà nước quý, trình Bộ Tài chính phê duyệt chậm nhất ngày 10 của tháng đầu quý.
Đối với phương án điều hành ngân quỹ nhà nước năm, Kho bạc Nhà nước xây dựng, trình Bộ Tài chính phê duyệt chậm nhất ngày 10 tháng 01 của năm thực hiện.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện khi không đồng ý với việc chia di sản thừa kế là nhà đất do cha mẹ để lại? Cách viết đơn khởi kiện?
- Tổng hợp những bài nhạc cách mạng hay? Người có công với cách mạng được hưởng ưu đãi gồm những đối tượng nào?
- Vợ bốc phốt chồng trên mạng xã hội sai sự thật có vi phạm pháp luật không? Vợ chồng có phải là thành viên trong gia đình?
- Xe ô tô bắt buộc phải bật đèn xe trong khung giờ nào? Xe ô tô không bật đèn xe trong khung giờ quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lịch phát sóng VTV1 ngày 23 4 2025? Chi tiết lịch phát sóng kênh VTV1 ngày 23 4 2025 như thế nào?