Quy định mới về thứ tự ưu tiên sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi thế nào? Có được thực hiện bằng đồng Việt Nam?
Quy định mới về thứ tự ưu tiên sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi
1. Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay.
b) Cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay.
c) Mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
d) Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hạn mức cụ thể cho từng nội dung sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo thứ tự ưu tiên trên tại phương án điều hành ngân quỹ nhà nước quý.
2. Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay:
a) Ngân quỹ nhà nước được sử dụng cho ngân sách trung ương tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương; cho ngân sách trung ương vay để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách trung ương.
b) Thời hạn cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước không quá 12 tháng, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại điểm c khoản này.
c) Các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải hoàn trả trong năm ngân sách. Bộ Tài chính quyết định việc cho ngân sách trung ương tạm ứng ngân quỹ nhà nước, phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại thời điểm xem xét, quyết định cho ngân sách trung ương tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Các khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải hoàn trả đúng hạn. Trong trường hợp ngân sách trung ương không bố trí được nguồn trả nợ khoản vay ngân quỹ nhà nước thì được gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định và kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính thực hiện cho ngân sách trung ương vay, gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước, bảo đảm trong phạm vi dự toán, kế hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.
d) Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương là 0%/năm.
...
Theo đó, ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên từ quy định mới, cụ thể sau đây:
(1) Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay.
(2) Cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay.
(3) Mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
(4) Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hạn mức cụ thể cho từng nội dung sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo thứ tự ưu tiên trên tại phương án điều hành ngân quỹ nhà nước quý.
Quy định mới về thứ tự ưu tiên sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi thế nào? Có được thực hiện bằng đồng Việt Nam? (Hình từ Internet)
Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi có được thực hiện bằng đồng Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.
2. Thực hiện tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
3. Việc quản lý ngân quỹ nhà nước phải luôn đảm bảo an toàn và có hiệu quả; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, đảm bảo khả năng thanh toán các Khoản nợ của Chính phủ.
4. Việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được thực hiện bằng đồng Việt Nam.
Như vậy, việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi sẽ được thực hiện bằng đồng Việt Nam.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 24/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước
1. Ban hành các quy trình nghiệp vụ và triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước.
2. Trực tiếp quản lý tập trung, thống nhất ngân quỹ nhà nước trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch.
3. Quyết định việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi và biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.
...
Như vậy, Kho bạc Nhà nước sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi và biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định 24/2016/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn chót nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM khi nào? Nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM tại đâu?
- Dạy thêm hè có được dạy trước chương trình học ở trường không? Trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm hè tại địa phương?
- Đường địa phương là gì? Đường quốc lộ điều chỉnh thành đường địa phương trong những trường hợp nào?
- Mẫu đơn khởi kiện khi không đồng ý với việc chia di sản thừa kế là nhà đất do cha mẹ để lại? Cách viết đơn khởi kiện?
- Tổng hợp những bài nhạc cách mạng hay? Người có công với cách mạng được hưởng ưu đãi gồm những đối tượng nào?