Quy định về cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự? Lực lượng nòng cốt của lực lượng phòng thủ dân sự là lực lượng nào?
Quy định về cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự thế nào?
Căn cứ vào Điều 34 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự như sau:
(1) Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
Tổ chức lại Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn thành Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.
(2) Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.
Thành viên Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho Ban chỉ đạo trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
(3) Ban chỉ huy phòng thủ dân sự được thành lập ở Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý.
(4) Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương được thành lập ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, có chức năng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý. Cơ quan quân sự các cấp là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cùng cấp.
Thành viên Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho Ban chỉ huy trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
(5) Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương.
Quy định về cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự? Lực lượng nòng cốt của lực lượng phòng thủ dân sự là lực lượng nào? (Hình từ Internet)
Lực lượng nòng cốt của lực lượng phòng thủ dân sự là lực lượng nào?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Lực lượng phòng thủ dân sự
1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
2. Lực lượng nòng cốt bao gồm:
a) Dân quân tự vệ, dân phòng;
b) Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
3. Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì lực lượng nòng cốt của lực lượng phòng thủ dân sự do toàn dân bao gồm:
- Dân quân tự vệ, dân phòng;
- Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
Cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 52 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phòng thủ dân sự như sau:
Trách nhiệm của chính quyền địa phương
1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng phòng thủ dân sự, ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành văn bản để tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao về phòng thủ dân sự tại địa phương;
b) Chỉ đạo xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự; triển khai xây dựng, huấn luyện, huy động lực lượng thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự; bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương;
c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự tại địa phương;
d) Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự tại địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan có trách nhiệm bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là gì? Phạm vi chuyển nhượng?
- Mẫu thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở, công trình mới nhất là mẫu nào? Tải về thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở?
- Trình tự thủ tục tặng truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động mới nhất 2025 tại cấp trung ương?
- Xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của ai? HĐND có trách nhiệm gì trong việc xây dựng Công an Nhân dân?
- Nhặt được Drone bị rơi đem đi bán có thể bị khởi tố hình sự không? Nên làm gì khi nhặt được drone bị rơi?