Quy định về phiếu trưng cầu ý dân, mẫu thẻ cử tri trong trưng cầu ý dân là trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan nào?
- Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định thì được gọi là gì?
- Quy định về phiếu trưng cầu ý dân, mẫu thẻ cử tri trong trưng cầu ý dân là trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan nào?
- Nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì xử lý như thế nào?
Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định thì được gọi là gì?
Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định thì được gọi là gì, thì theo khoản 4 Điều 3 Luật Trưng cầu ý dân 2015 như sau:
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật này.
Theo đó, người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định thì được gọi là cử tri.
Phiếu trưng cầu ý dân (Hình từ Internet)
Quy định về phiếu trưng cầu ý dân, mẫu thẻ cử tri trong trưng cầu ý dân là trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan nào?
Quy định về phiếu trưng cầu ý dân, mẫu thẻ cử tri trong trưng cầu ý dân là trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan được quy định tại Điều 18 Luật Trưng cầu ý dân 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Quyết định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu, bỏ phiếu lại.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
3. Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân.
4. Quy định về phiếu trưng cầu ý dân, mẫu thẻ cử tri trong trưng cầu ý dân, nội quy phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản khác sử dụng trong việc tổ chức trưng cầu ý dân.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân.
6. Nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến.
7. Lập báo cáo tổng hợp kết quả trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
8. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả trưng cầu ý dân. Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội là quyết định cuối cùng.
10. Xác định, công bố kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước và báo cáo Quốc hội về kết quả tổ chức trưng cầu ý dân tại kỳ họp gần nhất.
Theo đó, quy định về phiếu trưng cầu ý dân, mẫu thẻ cử tri trong trưng cầu ý dân là trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ngoài ra, Ủy ban thường vụ Quốc hội còn có các nhiệm vụ và quyền hạn khác như:
- Quyết định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu, bỏ phiếu lại.
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
- Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân.
- Quy định về nội quy phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản khác sử dụng trong việc tổ chức trưng cầu ý dân.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân.
- Nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến.
- Lập báo cáo tổng hợp kết quả trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả trưng cầu ý dân. Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội là quyết định cuối cùng.
- Xác định, công bố kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước và báo cáo Quốc hội về kết quả tổ chức trưng cầu ý dân tại kỳ họp gần nhất.
Nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì xử lý như thế nào?
Cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì xử lý theo Điều 29 Luật Trưng cầu ý dân 2015 như sau:
Bỏ phiếu ở nơi khác
Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri cấp giấy chứng nhận để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân thuộc địa phương mình bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.
Theo đó, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri cấp giấy chứng nhận để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu.
Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân thuộc địa phương mình bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chất tinh khiết là gì? Ví dụ? Tính chất của chất tinh khiết? Học sinh lớp 6 có những quyền nào theo Thông tư 32?
- Diện xét tốt nghiệp D3 là gì? Cách tính điểm tốt nghiệp THPT năm 2025 mới nhất như thế nào?
- Trường hợp cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng của chủ thể dữ liệu ai có trách nhiệm chứng minh?
- Trường hợp nào cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố theo Nghị định 59? Ai có thẩm quyền cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố?
- Tải về biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất? Ai phải chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt?