Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng là gì? Khái niệm về bảo lãnh đối ứng là gì theo Thông tư 61?
Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng là gì?
Căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 22 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng như sau:
(1) Trong thời hạn 5 ngày làm việc tiếp theo sau ngày bên bảo lãnh nhận được hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, bên bảo lãnh yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện trả thay cho bên được bảo lãnh.
(2) Bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng đã cam kết với bên bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho khách hàng biết. Khách hàng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đối ứng đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 5 Điều này.
(3) Trường hợp bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, đồng thời bên bảo lãnh hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên bảo lãnh đối ứng và thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết. Bên bảo lãnh đối ứng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 5 Điều 22 Thông tư 61/2024/TT-NHNN.
Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng là gì? Khi nào được miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh? (Hình từ Internet)
Khái niệm về bảo lãnh đối ứng là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh; khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng phải nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng theo thỏa thuận.
...
Theo đó, bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng. Bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh;
Lưu ý: Khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng phải nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng theo thỏa thuận.
Quy định về miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Căn cứ vào Điều 21 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:
(1) Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định của pháp luật.
(2) Trong trường hợp một hoặc một số thành viên đồng bảo lãnh được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên liên quan thì các thành viên khác vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo cam kết bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh được quy định cụ thể tại Điều 32 Thông tư 61/2024/TT-NHNN như sau:
Quyền của bên nhận bảo lãnh:
- Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;
- Khiếu nại bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được thông báo từ chối của bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh nếu lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của các bên không phù hợp với điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại cam kết bảo lãnh;
- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
- Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;
- Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;
- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:
- Thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong cam kết bảo lãnh (nếu có);
- Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, tài liệu xuất trình theo cam kết bảo lãnh và các nội dung tuyên bố trong hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh;
- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài phát biểu kết nạp đội viên mới hay nhất? Quyền của đội viên sau khi được kết nạp đội là gì?
- Quyết định 1477/QĐ-BTC 2025 TTHC mới ban hành lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý Bộ Tài chính?
- Thông tư 24/2025/TT-BTC hướng dẫn việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi? Toàn văn Thông tư 24?
- D90 là tổ hợp gồm những môn nào? Khối D90 là khối gì? Ngành học tuyển sinh khối D90 thi THPT quốc gia năm 2025 là ngành nào?
- Nghị định 99/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp?