Quy tắc ứng xử nơi công cộng của cán bộ công chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào? Cán bộ công chức của Bộ Tư pháp ứng xử với nhân dân nơi cư trú như thế nào?
Mục đích của việc quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức của Bộ Tư pháp là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009, có quy định về mục đích của việc quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Mục đích của việc quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
a. Bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức;
b. Thực hiện công khai các nhiệm vụ, công vụ và một số quan hệ xã hội của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng;
c. Làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, theo quy định trên thì mục đích của việc quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức của Bộ Tư pháp là:
- Bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức;
- Thực hiện công khai các nhiệm vụ, công vụ và một số quan hệ xã hội của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng;
- Làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức.
Cán bộ công chức (Hình từ Internet)
Quy tắc ứng xử nơi công cộng của cán bộ công chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009, có quy định về ứng xử nơi công cộng như sau:
Ứng xử nơi công cộng
1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng;
2. Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu;
3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật;
4. Không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội;
5. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội; tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì quy tắc ứng xử nơi công cộng của cán bộ công chức của Bộ Tư pháp được quy định như sau:
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng;
- Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu;
- Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật;
- Không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội;
- Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội; tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.
Cán bộ công chức của Bộ Tư pháp ứng xử với nhân dân nơi cư trú như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009, có quy định về ứng xử với nhân dân nơi cư trú như sau:
Ứng xử với nhân dân nơi cư trú
1. Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
2. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú;
3. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật;
4. Không được vi phạm các quy định về đạo đức công dân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ công chức của Bộ Tư pháp ứng xử với nhân dân nơi cư trú như sau:
- Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú;
- Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật;
- Không được vi phạm các quy định về đạo đức công dân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Lịch trình Concert quốc gia 30 4 2025 chi tiết? Các hoạt động Concert quốc gia 30 4 tại TP Hồ Chí Minh?
- Tử vi 12 con giáp may mắn ngày 22 4 2025 chi tiết? Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22 4 2025 ra sao?
- Chủ đề hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống sốt rét qua các năm? Các trường hợp nghi ngờ bệnh sốt rét?
- Stt, cap ngày 1 5? Tổng hợp stt về ngày 1 tháng 5 ngày Quốc tế lao động hay nhất? Ngày 1 5 có được nghỉ làm?
- Đăng nhập Https binhdinh gov vn Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về ATGT năm 2025 tỉnh Bình Định?