Quy trình kỹ thuật kiểm kê tổng số lượng của khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Quy trình kỹ thuật kiểm kê tổng số lượng của khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 53/2024/TT-BTNMT quy định về Quy trình kỹ thuật kiểm kê tổng số lượng của khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
Các chỉ tiêu cần kiểm kê
(1) Tổng số lượng khu bảo tồn thiên nhiên:
Tổng số lượng khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc;
(2) Tổng số lượng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
Tổng số lượng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thành lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc
Quy trình kỹ thuật kiểm kê trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(1) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến các chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của từng chỉ tiêu kiểm kê trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
(2) Phân nhóm các thông tin, số liệu theo từng chỉ tiêu kiểm kê;
(3) Tổng hợp các thông tin, số liệu hiện có; đánh giá, đối chiếu, so sánh số liệu nền với số liệu hiện có và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có);
(4) Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BTNMT;
Tải biểu mẫu quy định tại Phụ lục I tại đây: Tải về
(5) Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quy trình kỹ thuật kiểm kê trên toàn quốc
(1) Tiếp nhận kết quả kiểm kê của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
(2) Xử lý, tổng hợp số liệu kiểm kê tổng số lượng của khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao trong toàn quốc;
(3) Chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu kiểm kê toàn quốc vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.
Quy trình kỹ thuật kiểm kê tổng số lượng của khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì? (Hình từ Internet)
Khu bảo tồn thiên nhiên là gì? Phân loại khu bảo tồn thiên nhiên như thế nào?
Căn cứ vào khoản 12 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về khu bảo tồn thiên nhiên như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Hệ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác.
12. Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.
13. Loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật.
...
Theo đó, Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định, khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan.
Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học là gì?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học gồm:
- Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.
- Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
- Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
- Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
- Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
- Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những câu nói hay về tuổi học trò cấp 3? STT hay về học sinh cấp 3 ngắn gọn? Nhiệm vụ và Quyền của học sinh cấp 3?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thi công đấu nối tạm thời vào đường tỉnh? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm những gì?
- Lời chúc chia tay học sinh mầm non? Lời chia tay của cô giáo với học sinh mầm non? Khung kế hoạch thời gian năm học 24 25 theo Quyết định 2045 thế nào?
- Khi cải tạo lại nhà chung cư có cần lập kế hoạch dự kiến nguồn vốn để thực hiện dự án cải tạo không?
- Mẫu Báo cáo tổng kết năm học 24 25 trường THCS? Tải mẫu Báo cáo tổng kết trường THCS mới nhất?