Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân là gì? Các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ?
Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân là gì?
Tại Điều 75 Luật Thương mại 2005 có quy định về quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân, cụ thể như sau
(1) Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây:
- Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài;
- Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.
(2) Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây:
- Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài;
- Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.
Lưu ý: Chính phủ quy định cụ thể đối tượng người cư trú, người không cư trú để thực hiện các chính sách thuế, quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hình dịch vụ.
Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân là gì? Các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ? (Hình từ Internet)
Các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ được áp dụng thế nào?
Các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ được quy định tại Điều 77 Luật Thương mại 2005 như sau:
Áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ
Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm việc tạm thời cấm cung ứng hoặc sử dụng đối với một hoặc một số loại dịch vụ hoặc các biện pháp khẩn cấp khác đối với một hoặc một số thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ.
Theo đó, các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ bao gồm:
- Thời cấm cung ứng hoặc sử dụng đối với một hoặc một số loại dịch vụ -
- Các biện pháp khẩn cấp khác đối với một hoặc một số thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định.
Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ như thế nào?
Nghĩa vụ chung của bên cung ứng và trong từng trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều 78, Điều 79 và Điều 80 Luật Thương mại 2005:
Thứ nhất, nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ được quy định tại Điều 78 Luật Thương mại 2005:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật này;
- Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;
- Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
- Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thứ hai, nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc được quy định tại Điều 79 Luật Thương mại 2005:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó.
Thứ ba, nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất được quy định tại Điều 80 Luật Thương mại 2005:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với nỗ lực và khả năng cao nhất.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thi tốt nghiệp THPT 2025 bao nhiêu phút? Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm có bao nhiêu môn? Danh mục phương thức xét tuyển 2025?
- 5 trường hợp chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời hiện nay ra sao theo quy định của pháp luật?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh vào ngày tháng năm nào? Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi vào thứ mấy năm 2025?
- Xe gắn máy có được đi vào làn đường dành riêng phương tiện khác không? Xe gắn máy đi không đúng làn đường bị phạt bao nhiêu tiền?
- Sinh con tháng 5 năm 2025 ngày nào tốt? Xem ngày tốt sinh con tháng 5? Sinh con ngày nào tốt?