Quyết định thanh tra của Công an nhân dân cần gửi đến cơ qua nào? Ai là người chủ trì công bố quyết định thanh tra?
Quyết định thanh tra của Công an nhân dân cần gửi đến cơ qua nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Nghị định 164/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Ban hành quyết định thanh tra, xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra và đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
1. Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định này, Chánh Thanh tra Công an các cấp ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo thẩm quyền. Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Thanh tra. Sau khi trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn thanh tra.
3. Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
4. Quyết định thanh tra được gửi đến Thanh tra Bộ, Thủ trưởng Công an cùng cấp và gửi kèm đề cương yêu cầu báo cáo cho đối tượng thanh tra ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày công bố quyết định thanh tra.
5. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra theo quy định tại Điều 63 Luật Thanh tra.
Như vậy, quyết định thanh tra Công an nhân dân cần phải được gửi đến Thanh tra Bộ, Thủ trưởng Công an cùng cấp và gửi kèm đề cương yêu cầu báo cáo cho đối tượng thanh tra ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày công bố quyết định thanh tra.
Quyết định thanh tra của Công an nhân dân cần gửi đến cơ qua nào? Ai là người chủ trì công bố quyết định thanh tra? (Hình từ Internet)
Ai là người chủ trì công bố quyết định thanh tra Công an nhân dân?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 164/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Công bố quyết định thanh tra
1. Đối với cuộc thanh tra theo kế hoạch, quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký; đối với cuộc thanh tra đột xuất, thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra chủ trì công bố quyết định thanh tra. Thành phần tham dự gồm: Đoàn thanh tra; đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra mời đại diện cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dự buổi công bố quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản.
3. Nội dung buổi công bố: Trưởng đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra; người thực hiện giám sát công bố quyết định giám sát (nếu có); Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung theo đề cương yêu cầu báo cáo của Đoàn thanh tra; các thành viên khác tham dự buổi công bố có thể phát biểu ý kiến liên quan đến nội dung thanh tra.
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra sẽ là người chủ trì công bố quyết định thanh tra Công an nhân dân.
Bên cạnh đó, thành phần tham dự gồm: Đoàn thanh tra; đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.
Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra mời đại diện cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dự buổi công bố quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản.
Căn cứ ra quyết định thanh tra của Công an nhân dân có nội dung thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 164/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hình thức thanh tra và căn cứ ra quyết định thanh tra
1. Hoạt động thanh tra Công an nhân dân được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất.
2. Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
a) Kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Công an và Công an đơn vị, địa phương;
b) Yêu cầu của Thủ trưởng Công an có thẩm quyền;
c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền và phạm vi quản lý của Bộ Công an;
d) Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của lực lượng Công an nhân dân;
đ) Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc ra quyết định thanh tra của Công an nhân dân dựa trên một trong các căn cứ sau đây:
- Kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Công an và Công an đơn vị, địa phương;
- Yêu cầu của Thủ trưởng Công an có thẩm quyền;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền và phạm vi quản lý của Bộ Công an;
- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của lực lượng Công an nhân dân;
- Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điện tự sản xuất, tự tiêu thụ là gì? Nguyên tắc phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo là gì?
- Kinh doanh vận tải xe buýt niêm yết thông tin gì ở nhà chờ xe buýt? Kinh doanh vận tải xe buýt ngừng khai thác trên tuyến cần văn bản thông báo không?
- Nam bác sĩ có hành vi không chuẩn mực với bệnh nhân nữ có vi phạm pháp luật? Có truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Mẫu quyết định kỷ luật người cai nghiện ma túy năm 2025? Tải mẫu quyết định kỷ luật người cai nghiện ma túy ở đâu?
- Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có chức năng gì? Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gì?