Quyết định thu hồi sản phẩm có khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền có phải căn cứ để xác định hàng hóa có khuyết tật không?
- Quyết định thu hồi sản phẩm có khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền có phải căn cứ để xác định hàng hóa có khuyết tật không?
- Ai là người chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật?
- Mức phạt đối với hành vi vi phạm về trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là bao nhiêu?
Quyết định thu hồi sản phẩm có khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền có phải căn cứ để xác định hàng hóa có khuyết tật không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 55/2024/NĐ-CP việc xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có thể dựa trên một, hoặc một số căn cứ hoặc nguồn thông tin, dữ liệu sau:
- Thông báo, cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia và vùng lãnh thổ;
- Thông báo, cảnh báo của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên;
- Bản án, quyết định của Tòa án;
- Thông tin, cảnh báo từ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
- Quyết định thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền vẫn còn hiệu lực;
- Xác định về nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
- Các nguồn thông tin, dữ liệu khác mà cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có thể chứng minh được tính xác thực hoặc có đủ cơ sở khoa học.
Như vậy, quyết định thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực mới được xem là căn cứ xác định xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật.
Quyết định thu hồi sản phẩm có khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền có phải căn cứ để xác định hàng hóa có khuyết tật không? (Hình từ Internet)
Ai là người chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 55/2024/NĐ-CP cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật như sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi để bảo đảm việc thu hồi đúng nội dung báo cáo, thông báo mà tổ chức, cá nhân kinh doanh đã cung cấp, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Trường hợp việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi; đồng thời chỉ đạo, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện việc thu hồi để cùng kiểm tra, theo dõi tại địa phương có liên quan này.
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh điều chỉnh, bổ sung các biện pháp cần thiết trong chương trình thu hồi để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật.
Mức phạt đối với hành vi vi phạm về trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 57 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2025/NĐ-CP mức phạt đối với hành vi vi phạm về trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+) Không thực hiện việc công khai, thông báo công khai hoặc công khai, thông báo công khai không đầy đủ nội dung theo quy định về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó;
+) Không thực hiện báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật theo quy định.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+) Không kịp thời tiến hành các biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường theo quy định;
+) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật;
+) Không thực hiện đúng việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo nội dung đã báo cáo, thông báo công khai hoặc không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này trong trường hợp việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?