Sáp nhập đơn vị hành chính: Biên chế bình quân của mỗi cấp xã sau sáp nhập là bao nhiêu theo Công văn 03?
- Sáp nhập đơn vị hành chính: Biên chế bình quân của mỗi cấp xã sau sáp nhập là bao nhiêu theo Công văn 03?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập được pháp luật quy định thế nào tại Công văn 03?
- Cán bộ lãnh đạo thôi giữ chức vụ do sáp nhập đơn vị hành chính có được hưởng chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29 không?
Sáp nhập đơn vị hành chính: Biên chế bình quân của mỗi cấp xã sau sáp nhập là bao nhiêu theo Công văn 03?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.5 Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có quy định như sau:
II. VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
...
2. Về chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu)
...
2.5. Về biên chế
- Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
- Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ; dự kiến biên chế bình quân của mỗi cấp xã khoảng 32 biên chế (không bao gồm khối đảng, đoàn thể).
...
Như vậy, theo Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 thì sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã dự kiến biên chế bình quân của mỗi cấp xã khoảng 32 biên chế (không bao gồm khối đảng, đoàn thể).
Ngoài ra, sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ.
Sáp nhập đơn vị hành chính: Biên chế bình quân của mỗi cấp xã sau sáp nhập là bao nhiêu theo Công văn 03? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập được pháp luật quy định thế nào tại Công văn 03?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có quy định như sau:
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập được pháp luật quy định sau đây:
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp xã được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025), đề nghị các địa phương quan tâm một số nội dung sau:
- Cấp xã chủ yếu là thực hiện chính sách từ cấp Trung ương và cấp tỉnh ban hành, tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp mình.
Theo đó, chính quyền địa phương cấp xã mới đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay, trực tiếp phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.
- Chính quyền địa phương cấp tỉnh tiếp tục phân cấp cho chính quyền địa phương cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện, năng lực và yêu cầu quản lý của từng cấp xã.
Cán bộ lãnh đạo thôi giữ chức vụ do sáp nhập đơn vị hành chính có được hưởng chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29 không?
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
...
g) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
h) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
...
Như vậy, đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sáp nhập đơn vị hành chính heo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý thì sẽ thuộc đối tượng được hưởng chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản tổng kết lớp năm học 2024 2025? Tải mẫu biên bản tổng kết lớp năm học 2024 2025 ở đâu?
- Chính thức 19 phương thức xét tuyển đại học 2025 theo Công văn 2457? Mã phương thức xét tuyển là gì?
- Không được thanh tra doanh nghiệp quá 1 lần trong năm theo Nghị quyết 198? Nguyên tắc thanh tra ra sao?
- Vì sao có mưa đá? Dấu hiệu sắp có mưa đá là gì? Chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do mưa đá gây ra?
- Tinh giản biên chế cơ cấu lại nâng cao chất lượng người lao động làm việc theo hợp đồng trong bao lâu sau sáp nhập tỉnh?