Sáp nhập đơn vị hành chính có thực hiện bỏ thôn tổ dân phố hiện có hay không theo Quyết định 759?
- Sáp nhập đơn vị hành chính có thực hiện bỏ thôn tổ dân phố hiện có hay không theo Quyết định 759?
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn tổ dân phố có bao nhiêu chức danh? Cụ thể từng chức danh theo Nghị định 33?
- Nguyên tắc quản lý người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn tổ dân phố có nội dung như thế nào?
Sáp nhập đơn vị hành chính có thực hiện bỏ thôn tổ dân phố hiện có hay không theo Quyết định 759?
Căn cứ theo tiểu mục 1.3 Mục V Phần thứ hai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về phương án tổ chức chính quyền sau sáp nhập đơn vị hành chính như sau:
V. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
1. Phương án tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như sau:
...
1.3. Đối với thôn, tổ dân phố của cấp xã
Tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính; trước mắt giữ nguyên thôn, tổ dân phố hiện có. Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu và xác định lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã.
1.4. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
1.4.1. Giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế và thực hiện chuyển giao cho chính quyền cấp xã quản lý các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, trạm y tế của đơn vị cấp xã mới để bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại cơ sở và bảo đảm đủ trường, lớp cho học tập của học sinh trên địa bàn cấp xã.
1.4.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp khác, Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tinh gọn đầu mối, bảo đảm cung ứng nhiều dịch vụ công cơ bản, thiết yếu trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã, liên xã, phường.
...
Như vậy, theo quy định tại Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 thì sau sáp nhập đơn vị hành chính trước mắt giữ nguyên thôn tổ dân phố hiện có.
Bên cạnh đó, tiếp tục xác định thôn tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính.
Lưu ý: Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu và xác định lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã.
Sáp nhập đơn vị hành chính có thực hiện bỏ thôn tổ dân phố hiện có hay không theo Quyết định 759? (Hình từ Internet)
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn tổ dân phố có bao nhiêu chức danh? Cụ thể từng chức danh theo Nghị định 33?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
5. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định số lượng cụ thể người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở từng đơn vị hành chính cấp xã và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng đơn vị hành chính cấp xã. Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở từng đơn vị hành chính cấp xã có thể thấp hơn mức của cấp xã loại III hoặc có thể cao hơn mức của cấp xã loại I quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng phải bảo đảm không vượt quá tổng số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của cả đơn vị hành chính cấp huyện được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao.
6. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.
7. Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh quy định tại khoản 6 Điều này được hưởng hỗ trợ hàng tháng.
8. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn tổ dân phố có không quá 03 chức danh, bao gồm:
- Bí thư chi bộ;
- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố;
- Trưởng Ban công tác Mặt trận.
Lưu ý: Các chức danh trên đây sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Nguyên tắc quản lý người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn tổ dân phố có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, việc quản lý người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn tổ dân phố cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, số lượng và vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã; số lượng và chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động có bắt buộc đối với ngành nghề vệ sinh môi trường không?
- Danh sách 34 Bảo hiểm xã hội khu vực từ ngày 12/5/2025? Thay đổi danh sách 34 Bảo hiểm xã hội khu vực ra sao?
- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán có trụ sở chính đặt tại đâu? 19 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Lừa đảo trên không gian mạng là gì? Yêu cầu của Thủ tướng về việc phòng ngừa xử lý lừa đảo trên không gian mạng ra sao?
- Tần suất ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được quy định như thế nào? Có bao nhiêu loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?