Sáp nhập đơn vị hành chính: Hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân sau sáp nhập có bao nhiêu cấp?
Sáp nhập đơn vị hành chính: Hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân sau sáp nhập có bao nhiêu cấp?
Ngày 12/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 quy định như sau:
Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương; chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Trong đó, hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp: Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp: Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cấp tỉnh, cấp khu vực. Kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Như vậy, sau sáp nhập đơn vị hành chính thì hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp cụ thể:
- Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân cấp khu vực.
Lưu ý: Sau sáp nhập đơn vị hành chính, kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Sáp nhập đơn vị hành chính: Hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân sau sáp nhập có bao nhiêu cấp? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm như thế nào sau sáp nhập đơn vị hành chính?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 có quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính
1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, trong đó xác định yêu cầu cụ thể về lộ trình, tiến độ, trách nhiệm tổ chức thực hiện của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định của Nghị quyết này;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các quy định, hướng dẫn về việc sắp xếp, bố trí, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; xử lý tài chính, tài sản công; chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính và các nội dung khác có liên quan về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính;
c) Trong quá trình thực hiện, Chính phủ có trách nhiệm xem xét, ban hành văn bản hoặc ủy quyền ban hành văn bản để giải quyết các vấn đề phát sinh chưa được quy định trong Nghị quyết này khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù và các nội dung khác có liên quan đến thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; tổ chức, sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn tại các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp.
3. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật bảo đảm đồng bộ với lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính.
...
Theo đó, sau sáp nhập đơn vị hành chính thì Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật bảo đảm đồng bộ với lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân được pháp luật quy định có nội dung:
(1) Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
(2) Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
- Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
- Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
- Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lời chúc mừng bạn bè có công việc mới? Lời chúc công việc thuận lợi, nhiều may mắn? Có thể tìm kiếm việc làm bằng cách nào?
- Mẫu Báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của chi bộ? Hướng dẫn một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ theo Quy định 232?
- Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm về xây dựng cải tạo nhà ở mới nhất là mẫu nào? Nội dung cam kết chịu trách nhiệm về xây dựng?
- Cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Người đứng đầu Cục Dự trữ Nhà nước là ai?
- Quy định mới về các bên liên kết có giao dịch liên kết theo Nghị định 20? Giao dịch liên kết được áp dụng theo nguyên tắc nào?