Sáp nhập tỉnh: 3 nhóm cán bộ không được xem xét, phân công, bố trí giữ chức vụ cao hơn sau sáp nhập tỉnh theo Kết luận 150?
Sáp nhập tỉnh: 3 nhóm cán bộ không được xem xét, phân công, bố trí giữ chức vụ cao hơn sau sáp nhập tỉnh theo Kết luận 150?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 có quy định về nội dung xây dựng phương án nhân sự sau sáp nhập tỉnh như sau:
1. Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu
...
(3) Giữ vững nguyên tắc trong công tác nhân sự, bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, công bằng, công tâm, đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Việc phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện; trong đó đặc biệt coi trọng, đề cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực lãnh đạo, uy tín, nhất là có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp chung và có kết quả, sản phẩm công tác cụ thể. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học, công nghệ nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Tuyệt đối tránh khuynh hướng, tư tưởng cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm", tiêu cực trong phân công, bố trí, giới thiệu cán bộ.
Không xem xét, phân công, bố trí, giới thiệu giữ chức vụ cao hơn, có vị trí quan trọng hơn đối với cán bộ đã bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 hoặc có vi phạm, khuyết điểm theo kết luận của cấp có thẩm quyền hoặc có thông tin về trách nhiệm cá nhân trong các vụ án, vụ việc, kết luận mà các cơ quan chức năng đang, sẽ điều tra, thanh tra, kiểm tra.
...
Như vậy, sáp nhập tỉnh sẽ không xem xét, phân công, bố trí, giới thiệu giữ chức vụ cao hơn, có vị trí quan trọng hơn đối với nhóm cán bộ vi phạm các trường hợp sau:
- Cán bộ đã bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025;
- Cán bộ có vi phạm, khuyết điểm theo kết luận của cấp có thẩm quyền;
- Cán bộ có thông tin về trách nhiệm cá nhân trong các vụ án, vụ việc, kết luận mà các cơ quan chức năng đang, sẽ điều tra, thanh tra, kiểm tra.
Sáp nhập tỉnh: Nhóm cán bộ không được xem xét, phân công, bố trí giữ chức vụ cao hơn sau khi sáp nhập? (Hình từ Internet)
Phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh của các địa phương trong diện sáp nhập gồm những đồng chí nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 có quy định về nội dung xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới như sau:
1. Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu
(1) Việc xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ; phân công cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc sau hợp nhất, sáp nhập là công việc quan trọng, cần bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên cơ sở phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ (trước và sau hợp nhất, sáp nhập) và các cơ quan chức năng theo quy định; đồng thời, gắn kết chặt chẽ với việc nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
(2) Phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh của các địa phương trong diện hợp nhất, sáp nhập bao gồm các đồng chí cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cấp tỉnh đương nhiệm; đối với cấp xã mới thành lập, bao gồm cấp uỷ viên, uỷ viên ban thưởng vụ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cấp huyện sau khi kết thúc hoạt động được điều động, phân công về cấp xã và cấp uỷ viên của cấp xã đương nhiệm, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
...
Như vậy, phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh của các địa phương trong diện hợp nhất, sáp nhập sẽ bao gồm các đồng chí cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cấp tỉnh đương nhiệm.
Bên cạnh đó, đối với cấp xã mới thành lập, bao gồm cấp uỷ viên, uỷ viên ban thưởng vụ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cấp huyện sau khi kết thúc hoạt động được điều động, phân công về cấp xã và cấp uỷ viên của cấp xã đương nhiệm, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Sau sáp nhập tỉnh thì tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh được đặt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 có quy định về việc đặt tên sau sáp nhập tỉnh như sau:
Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp
1. Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được đặt theo tên của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp phù hợp với định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã được quy định như sau:
a) Tên của đơn vị hành chính cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;
b) Khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin;
c) Tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.
Theo đó, sau sáp nhập tỉnh việc đặt tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh được đặt theo tên của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp phù hợp với định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải: Thẩm quyền phê duyệt đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác thuộc về ai?
- Sáng lập viên hợp tác xã là người nước ngoài được không? Hợp tác xã được phép có hơn 2 con dấu không?
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu không?
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ? Chủ tịch nước có thuộc đối tượng cảnh vệ không?
- Khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải tuân thủ các điều kiện nào?