Sáp nhập tỉnh: Sở Xây dựng có tham mưu ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý không gian xây dựng ngầm không?
- Sáp nhập tỉnh, tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cần tuân thủ nguyên tắc gì?
- Sáp nhập tỉnh: Sở Xây dựng có tham mưu ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý không gian xây dựng ngầm không?
- Sở xây dựng có phải trình dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa hoạt động dịch vụ sự nghiệp công với ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
Sáp nhập tỉnh, tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 45/2025/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức như sau:
Theo đó, đối với việc sáp nhập tỉnh thì tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cần tuân thủ nguyên tắc tổ chức sau đây:
(1) Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và sự thống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ trung ương đến cấp huyện.
(2) Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sở, phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhất thiết ở trung ương có bộ, cơ quan ngang bộ thì cấp tỉnh, cấp huyện có tổ chức tương ứng.
(3) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
(4) Không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan cấp trên đặt tại địa bàn.
Sáp nhập tỉnh Sở Xây dựng có tham mưu ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý không gian xây dựng ngầm không? (Hình từ Internet)
Sáp nhập tỉnh: Sở Xây dựng có tham mưu ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý không gian xây dựng ngầm không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 45/2025/NĐ-CP quy định về các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương.
Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương
...
5. Sở Nông nghiệp và Môi trường
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; giảm nghèo; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với đơn vị hành chính có biển, đảo) theo quy định của pháp luật.
6. Sở Xây dựng
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn (bao gồm: Cấp nước sạch (trừ nước sạch nông thôn); thoát nước và xử lý nước thải (trừ xử lý nước thải tại chỗ; thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối); công viên, cây xanh đô thị; chiếu sáng đô thị; nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ) và cơ sở hỏa táng; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý không gian xây dựng ngầm; quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu dân cư nông thôn); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; an toàn giao thông (không bao gồm nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ).
Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có Sở Quy hoạch - Kiến trúc thì chức năng tham mưu về quy hoạch xây dựng và kiến trúc do Sở Quy hoạch - Kiến trúc thực hiện.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; bưu chính;...
...
Theo đó, sáp nhập tỉnh Sở Xây dựng được tổ chức thống nhất ở các địa phương Sở Xây dựng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý không gian xây dựng ngầm.
Sở xây dựng có phải trình dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa hoạt động dịch vụ sự nghiệp công với ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 4 Nghị định 45/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của sở như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của sở
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của sở;
c) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở (nếu có);
d) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân công.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
...
Theo đó, sáp nhập tỉnh Sở xây dựng cần phải trình dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực xây dựng với ủy ban nhân dân cấp tỉnh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 21 4 2025?
- Bộ Y tế là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bà mẹ và trẻ em như thế nào theo Nghị định 42?
- Bộ Nội vụ: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ của Bộ Nội vụ hiện nay?
- Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở do cơ quan Công an quản lý? Sơ đồ chỉ dẫn trong PCCC?
- 05 mở bài điểm cao bài văn về ước mơ của em? Định hướng chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?