Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên mới nhất: Tổng diện tích sau Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên là bao nhiêu?

Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên mới nhất: Tổng diện tích sau Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên là bao nhiêu? Thái Bình Hưng Yên thuộc vùng kinh tế - xã hội nào theo Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên mới nhất: Tổng diện tích sau Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên là bao nhiêu?

>> Không phải là đại biểu hội đồng nhân dân có thể giữ các chức danh lãnh đạo hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo Kết luận 150?

>> Sẽ bố trí ủy viên thường vụ tỉnh ủy làm bí thư xã sau sáp nhập theo Kết luận 150

Hiện nay, tỉnh Thái Bình Hưng Yên có diện tích dân số như sau:

STT

Tên Tỉnh

Diện tích

Quy mô dân số

1

Hưng Yên

930,2

1.301,0

2

Thái Bình

1.584,6

1.882,3

Như vậy, trong trường hợp sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên thì Tổng diện tích sau Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên là 2.514,8 km2.

Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên mới nhất: Tổng diện tích sau Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên là bao nhiêu?

Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên mới nhất: Tổng diện tích sau Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên là bao nhiêu? Thái Bình Hưng Yên thuộc vùng kinh tế - xã hội nào? (Hình từ Internet)

Thái Bình Hưng Yên thuộc vùng kinh tế - xã hội nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành thì:

Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
b) Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 8 - 9%/năm. Phát triển vùng theo hướng xanh, bền vững và toàn diện. Tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục rừng gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản, mở rộng diện tích cây ăn quả, dược liệu. Phát triển kinh tế cửa khẩu. Hình thành các trung tâm du lịch, sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng.
...

Như vậy, theo Nghị quyết 81/2023/QH15 Thái Bình Hưng Yên thuộc vùng kinh tế - xã hội là Vùng đồng bằng sông Hồng.

Trong đó, Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.

Trên đây là thông tin Thái Bình Hưng Yên thuộc vùng kinh tế - xã hội nào theo Nghị quyết 81

Định hướng phát triển vùng và liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng là gì?

Định hướng phát triển vùng và liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

Vùng đồng bằng sông Hồng: phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 9%/năm. Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

Tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại: điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, ngân hàng, du lịch, viễn thông, đào tạo chất lượng cao, y tế chuyên sâu. Phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á.

Phát huy vai trò trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao dẫn đầu cả nước, tập trung xây dựng một số ngành đào tạo mũi nhọn đạt trình độ khu vực, thế giới. Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ, phục vụ đô thị.

Phát triển các đô thị vệ tinh để giảm sức ép tại các đô thị lớn; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất. Phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á. Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Phát triển các hành lang kinh tế nội vùng và liên vùng, kết nối với vùng trung du và miền núi phía Bắc, hành lang kinh tế Bắc - Nam trên địa bàn vùng; phát triển vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình).

Xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc kết nối Hà Nội với các địa phương trong và ngoài vùng, tuyến đường bộ ven biển, đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt mới từ Hà Nội kết nối các cảng biển, cửa khẩu quốc tế lớn; cảng hàng không thứ 2 cho vùng Thủ đô.

Sáp nhập tỉnh
Vùng đồng bằng sông Hồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh Lâm Đồng Đắk Nông và Bình Thuận mới nhất: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh, xã: Đổi tên đơn vị hành chính có cần lấy ý kiến người dân không? Nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên mới nhất: Tổng diện tích sau Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên là bao nhiêu?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: 4 trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp tỉnh đối với cơ quan tổ chức bị sáp nhập?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: Cán bộ công chức được thuê nhà ở công vụ khi nhà xa trung tâm hành chính mới đúng không?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: Nguyên tắc lựa chọn bí thư tỉnh mới như thế nào? Tiêu chuẩn chức danh Bí thư tỉnh uỷ là gì?
Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập tỉnh: 6 nhiệm vụ trọng tâm nào về quy hoạch thành phố? Quan điểm phát triển ra sao?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: Quy định mới về chính sách nghỉ hưu trước tuổi do sáp nhập các tỉnh thành tại Nghị định 178 thế nào?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: Sáp nhập Khánh Hòa Ninh thuận có tổng diện tích là bao nhiêu? Khánh Hòa Ninh Thuận thuộc vùng kinh tế nào?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ được xác định theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
172 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào