Sáp nhập xã: Phân công công chức chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của cấp xã mới trong trường hợp nào?

Sáp nhập xã: Phân công công chức chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của cấp xã mới trong trường hợp nào? Định hướng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân sau sáp nhập xã như thế nào?

Sáp nhập xã: Phân công công chức chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của cấp xã mới trong trường hợp nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II tại Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có quy định về cơ cấu tổ chức sau sáp nhập xã như sau:

II. VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
...
2. Về chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu)
2.1. Về cơ cấu tổ chức
- Chính quyền địa phương cấp xã gồm có HĐND và UBND.
- HĐND cấp xã thành lập 02 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.
- UBND cấp xã thành lập tối đa 04 phòng và tương đương phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo, gồm: (1) Văn phòng HĐND và UBND, (2) Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc), (3) Phòng Văn hóa - Xã hội, (4) Trung tâm phục vụ hành chính công (xác định là tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã). Giao UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của ĐVHC để quyết định số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cho phù hợp (nhưng không vượt quá 04 phòng và tương đương). Trường hợp địa phương tổ chức số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp xã dưới 03 đầu mối thì có thể bố trí tăng 01 Phó Chủ tịch UBND để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.
- Đối với trường hợp 01 ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp), giao địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét quyết định số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cho phù hợp hoặc không tổ chức các phòng chuyên môn theo hướng dẫn chung (trừ các Ban của HĐND hiện có) mà phân công công chức chuyên môn trực tiếp đảm nhiệm các vị trí việc làm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã mới. Trường hợp không tổ chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp xã, giao UBND cấp tỉnh quyết định tăng biên chế so với số lượng biên chế cán bộ, công chức cấp xã hiện nay để thực hiện các nhiệm vụ mới chuyển giao từ cấp huyện. Dự kiến số lượng biên chế không quá 40 cán bộ, công chức, trong đó tập trung cho công chức trực tiếp đảm nhiệm các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác chính quyền.
...

Như vậy, sau sáp nhập xã đối với trường hợp 01 đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp), giao địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét quyết định số lượng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cho phù hợp hoặc không tổ chức các phòng chuyên môn theo hướng dẫn chung (trừ các Ban của Hội đồng nhân dân hiện có) mà phân công công chức chuyên môn trực tiếp đảm nhiệm các vị trí việc làm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã mới.

Do đó, đối với đơn vị hành chính cấp xã được giữ nguyên không sáp nhập thì địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế không tổ chức các phòng chuyên môn theo hướng dẫn chung (trừ các Ban của Hội đồng nhân dân hiện có) mà phân công công chức chuyên môn trực tiếp đảm nhiệm các vị trí việc làm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã mới theo quy định.

Sáp nhập xã: Phân công công chức chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của cấp xã mới trong trường hợp nào?

Sáp nhập xã: Phân công công chức chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của cấp xã mới trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Định hướng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân sau sáp nhập xã như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.4 Mục 2 Phần II tại Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có quy định về định hướng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan chuyên môn sau sáp nhập xã như sau:

Theo đó, việc định hướng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã mới được pháp luật quy định, cụ thể như sau:

(1) Văn phòng Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)

- Tham mưu, giúp HĐND, UBND cấp xã về: Chương trình, kế hoạch công tác của HĐND, Thường trực HĐND, UBND và cơ quan chuyên môn thuộc UBND; tham mưu hoạt động của Thường trực HĐND; công tác chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân; cung cấp thông tin, bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động của HĐND, UBND cấp xã; thực hiện công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.

- Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cấp xã, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu, giúp UBND cấp xã về công tác ngoại vụ, biên giới (đối với ĐVHC cấp xã có đường biên giới lãnh thổ quốc gia trên đất liền, trên biển và hải đảo).

(2) Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc)

- Lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính; kế hoạch và đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, kinh tế hợp tác; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

- Lĩnh vực Xây dựng và Công Thương: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị; cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp; thương mại.

- Lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với đơn vị hành chính có biển, đảo); nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; giảm nghèo; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn.

(3) Phòng Văn hóa - Xã hội

- Lĩnh vực Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; cải cách hành chính; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên; lao động, tiền lương; việc làm; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bình đẳng giới; công tác dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo.

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông (giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở).

- Lĩnh vực Văn hóa, Khoa học và Thông tin: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; quảng cáo; bưu chính; công nghệ thông tin (không bao gồm an toàn thông tin, an ninh mạng); phát thanh truyền hình; báo chí; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin; khoa học và công nghệ; kinh tế số, xã hội số và chuyển đổi số.

- Lĩnh vực Y tế: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội (không bao gồm cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy).

(4) Trung tâm phục vụ hành chính công

- Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính và được cung ứng các dịch vụ công trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở Trung ương tổ chức theo ngành dọc trên địa bàn tỉnh hoặc khu vực để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn cấp xã.

Lưu ý: Đối với chính quyền địa phương đặc khu (hải đảo), chức năng, nhiệm vụ của các phòng và các dịch vụ công phục vụ người dân tại Trung tâm phục vụ hành chính công sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương đặc khu.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định sáp nhập xã theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan quyết định việc sáp nhập xã theo quy định.

Sáp nhập xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính thức 126 phường xã ở Hà Nội sau sáp nhập theo Nghị quyết 19? Tên gọi phường xã ở Hà Nội sau sáp nhập như thế nào?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Phân công công chức chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của cấp xã mới trong trường hợp nào?
Pháp luật
Danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập cấp xã gồm những chức danh nào? Danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh được ai chỉ định?
Pháp luật
Khi nào bỏ cấp huyện sáp nhập xã trên cơ sở Nghị quyết 18 và Nghị quyết 35? Thời gian báo cáo kết quả sơ kết, tổng kết việc bỏ cấp huyện sáp nhập xã theo Nghị quyết 35?
Pháp luật
Sau sáp nhập xã, Chủ tịch HĐND sẽ kiêm nhiệm thêm các chức danh khác đúng không? Chủ tịch HĐND cấp xã có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Hướng dẫn 09-HD/TU 2025 về sắp xếp, bố trí CBCCVC và người lao động khi sáp nhập xã tại Hà Nội?
Pháp luật
Cơ cấu cấp xã sau sáp nhập: chuyển cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã về xã không sáp nhập theo Công văn 2034?
Pháp luật
Sáp nhập xã 2025 thì sắp xếp các Trạm Y tế xã, phường như thế nào? Có duy trì các Trạm Y tế hiện có không?
Pháp luật
Nghị quyết 25/NQ-HĐND tán thành sáp nhập phường xã tại TP HCM? 273 đơn vị hành chính cấp xã của TP HCM được sắp xếp thành 102 đơn vị mới?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Điều tra viên bố trí ở Công an cấp xã được quy định thế nào sau sáp nhập theo Hướng dẫn 11?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập xã
0 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào