Sáp nhập xã: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cần có những nội dung gì? Việc sắp xếp các cơ quan cấp xã phải bảo đảm điều gì?
Sáp nhập xã: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cần có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định về xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Theo đó, phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã khi sáp nhập xã cần có và nêu rõ các nội dung sau đây:
+ Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp;
+ Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp;
+ Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp;
+ Các đơn vị hành chính cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp;
+ Các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp;
+ Các đơn vị hành chính đô thị dự kiến mở rộng địa giới hoặc thành lập mới;
+ Các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp nhưng không đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã;
+ Kế hoạch, lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Sáp nhập xã: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cần có những nội dung gì? Việc sắp xếp các cơ quan cấp xã phải bảo đảm điều gì? (Hình từ Internet)
Việc sắp xếp các cơ quan cấp xã khi sáp nhập xã phải bảo đảm điều gì?
Việc sắp xếp các cơ quan cấp xã khi sáp nhập xã phải bảo đảm điều gì, căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như sau:
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1. Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
2. Việc tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp được thực hiện như sau:
a) Khi nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để hình thành một đơn vị hành chính cùng cấp mới thì tổ chức chính quyền địa phương và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị;
b) Khi điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để hình thành đơn vị hành chính cùng cấp thì tổ chức chính quyền địa phương và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Điều 136 và Điều 137 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị;
...
Theo đó, đới với việc sắp xếp các cơ quan của chính quyền cấp xã khi sáp nhập xã phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Chính quyền cấp xã có được bố trí nguồn ngân sách để đầu tư nâng cấp các trụ sở làm việc khi sáp nhận xã không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định về sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như sau:
Sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1. Căn cứ phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương thuộc phạm vi quản lý kèm theo đề án. Các Bộ, cơ quan trung ương có đơn vị trực thuộc trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp lập danh sách và dự kiến phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công thuộc phạm vi quản lý, trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở để thực hiện sắp xếp, quản lý, sử dụng theo nhu cầu của địa phương.
2. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành phải hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại đơn vị hành chính sau sắp xếp.
3. Việc bố trí, sử dụng trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
4. Chính quyền địa phương các cấp chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế của địa phương.
Theo đó, chính quyền cấp xã có được chủ động bố trí nguồn ngân sách để đầu tư nâng cấp các trụ sở làm việc khi sáp nhận xã để tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính sáp nhập sau sắp xếp phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế của địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?
- Bộ câu hỏi về Nghị quyết 76 về cải cách hành chính file word có đáp án? Trắc nghiệm Nghị quyết 76 có đáp án?