Sắp xếp đơn vị hành chính: Ưu tiên sử dụng tên gọi của các đơn vị hành chính trước để đặt cho đơn vị hành chính mới?
- Sắp xếp đơn vị hành chính: Ưu tiên sử dụng tên gọi của các đơn vị hành chính trước để đặt cho đơn vị hành chính mới?
- Tiêu chí và phương án sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh được đề xuất bao gồm những gì?
- Nhân dân có quyền tham gia ý kiến trước khi có quan cơ thẩm quyền quyết định đối với dự thảo đề án đổi tên đơn vị hành chính không?
Sắp xếp đơn vị hành chính: Ưu tiên sử dụng tên gọi của các đơn vị hành chính trước để đặt cho đơn vị hành chính mới?
Tiết mục 1.2 tiểu mục 1 Mục IV Phần thứ hai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 có quy định rằng:
Phần thứ hai
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 2 CẤP
...
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
1. Nguyên tắc xác định tên gọi
1.1. Việc đặt tên cho ĐVHC sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.
1.2. Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến ĐVHC cấp tỉnh.
1.3. Tên gọi của ĐVHC mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.
1.4. Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của Nhân dân đối với ĐVHC mới sau sắp xếp.
1.5. Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.
Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì sẽ ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành mới. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Sắp xếp đơn vị hành chính: Ưu tiên sử dụng tên gọi của các đơn vị hành chính trước để đặt cho đơn vị hành chính mới? (Hình từ internet)
Tiêu chí và phương án sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh được đề xuất bao gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục IV Phần thứ hai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 thì trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển, quá trình sắp xếp đơn vị hành chính các cấp ở Việt Nam, cơ sở khoa học về các yếu tố cấu thành đơn vị hành chính cấp tỉnh và kinh nghiệm quốc tế, đề xuất 06 tiêu chí sau:
(1) Diện tích tự nhiên
Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên không đạt 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, cụ thể:
- Tỉnh thuộc khu vực miền núi, vùng cao: diện tích tự nhiên dưới 8.000 km2
- Tỉnh thuộc khu vực đồng bằng: diện tích tự nhiên dưới 5.000 km2.
Tiêu chuẩn khi được áp dụng yếu tố đặc thù (đơn vị hành chính nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn diện tích tự nhiên bằng 70% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng): diện tích tự nhiên dưới 3.500 km2.
- Thành phố trực thuộc trung ương: diện tích tự nhiên dưới 1.500 km2.
(2) Quy mô dân số
Thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính có quy mô dân số không đạt 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, cụ thể:
- Tỉnh thuộc khu vực miền núi, vùng cao: quy mô dân số dưới 900.000 người
Tiêu chuẩn khi được áp dụng yếu tố đặc thù: Tỉnh miền núi, vùng cao có 30% trở lên dân số là người dân tộc thiểu số thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định: quy mô dân số dưới 450.000 người.
- Tỉnh thuộc khu vực đồng bằng: quy mô dân số dưới 1.400.000 người
Tiêu chuẩn khi được áp dụng yếu tố đặc thù: Tỉnh đồng bằng có biên giới quốc gia trên đất liền và có 30% trở lên dân số là người dân tộc thiểu số thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định): quy mô dân số dưới 700.000 người.
- Thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số dưới 1.000.000 người.
Tiêu chuẩn khi được áp dụng đặc thù khi có đồng thời 02 yếu tố sau thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định: dưới 500.000 người
+ Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận;
+ Được xác định là trung tâm du lịch quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc tương đồng, bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương.
(4) Tiêu chí về địa kinh tế: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp.
(5) Tiêu chí về địa chính trị: Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.
(6) Tiêu chí về quốc phòng, an ninh: Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.
Trường hợp việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh đã phù hợp với định hướng của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các tiêu chí của đơn vị hành chính cấp tỉnh nêu trên thì không xem xét điều kiện và không đánh giá tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Nhân dân có quyền tham gia ý kiến trước khi có quan cơ thẩm quyền quyết định đối với dự thảo đề án đổi tên đơn vị hành chính không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 25 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định:
Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định
...
4. Dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, ghép cụm dân cư.
...
Như vậy, theo quy định trên thì nhân dân có quyền tham gia ý kiến trước khi có quan có thẩm quyền quyết định đối với dự thảo đề án đổi tên đơn vị hành chính.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lời chúc mừng bạn bè có công việc mới? Lời chúc công việc thuận lợi, nhiều may mắn? Có thể tìm kiếm việc làm bằng cách nào?
- Mẫu Báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của chi bộ? Hướng dẫn một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ theo Quy định 232?
- Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm về xây dựng cải tạo nhà ở mới nhất là mẫu nào? Nội dung cam kết chịu trách nhiệm về xây dựng?
- Cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Người đứng đầu Cục Dự trữ Nhà nước là ai?
- Quy định mới về các bên liên kết có giao dịch liên kết theo Nghị định 20? Giao dịch liên kết được áp dụng theo nguyên tắc nào?